KTĐT - Theo Phó Giám đốc Công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh (HCMPC) Nguyễn Văn Lý, từ năm 2008 đến nay, công ty đã huy động lực lượng chủ trì việc dọn dẹp mạng lưới điện, tháo bỏ và thu hồi dây cáp thông tin vô chủ đang giăng mắc trên khắp các cột điện trong thành phố nhưng không xuể.
Với gần 13.400km đường dây điện cao thế 110 kV, trung thế và hạ thế đi nổi và cộng thêm các loại "tầm gửi" như cáp điện thoại, cáp quang Internet "mọc" lên với tốc độ chóng mặt, hệ thống "mạng nhện" lưới điện và cáp thông tin của Thành phố Hồ Chí Minh đang không chỉ làm mất mỹ quan mà còn gây mất an toàn cho người dân.
"Một cây làm chẳng nên non"
Theo Phó Giám đốc Công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh (HCMPC) Nguyễn Văn Lý, từ năm 2008 đến nay, công ty đã huy động lực lượng chủ trì việc dọn dẹp mạng lưới điện, tháo bỏ và thu hồi dây cáp thông tin vô chủ đang giăng mắc trên khắp các cột điện trong thành phố nhưng không xuể.
Trong năm 2009, gần 240km đường dây, hơn 9.300 trụ điện trên 84 tuyến đường đã được dọn dẹp, chỉnh trang nhưng đây chỉ là con số rất nhỏ so với số km đường dây mà HCMPC đang quản lý. Trong khi đó, kinh phí cho riêng việc dọn "rác" và bó gọn các dây cáp (được đeo thẻ đánh số) đã lên tới 250 triệu đồng/km.
Ông Lý cũng khẳng định để dọn sạch bãi "rác trên không" này, không còn cách nào khác là phải ngầm hóa lưới điện và cáp thông tin như các nước trong khu vực và thế giới đã làm.
Thực tế cho thấy, việc thử nghiệm hạ ngầm 3,2km lưới trung thế và 9,5km lưới hạ thế trên một số tuyến đường chính như Lê Lợi, Nguyễn Huệ… thời gian qua chưa cải thiện mỹ quan được mấy cho thành phố. Lý do chính là bởi chỉ có ngành điện thực hiện ngầm hóa lưới điện thuần túy; trong khi các ngành khác như viễn thông, truyền hình vẫn phát triển rầm rộ theo công nghệ cáp đi nổi. Vì thế các cột điện trong thành phố ngày một "oằn lưng cõng" các búi dây to nhỏ, đủ loại.
Từ tháng 9/2009, Sở Thông tin-Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh đã vào cuộc xây dựng quy trình phối hợp giữa điện lực và các doanh nghiệp viễn thông trong việc thu dọn cáp thông tin treo trên trụ điện. Trường hợp cáp viễn thông không treo thẻ nhận dạng có đánh số sẽ phải chịu trách nhiệm khi xảy ra sự cố gián đoạn thông tin, hư hỏng mạng cáp.
Thêm vào đó, thành phố đã có chủ trương lớn là ngầm hóa lưới điện và cáp viễn thông đồng bộ với việc chỉnh trang đô thị, tiến tới lập quy hoạch và quản lý tập trung hệ thống công trình hạ tầng ngầm nhằm tránh tình trạng mỗi đơn vị ngầm hóa riêng. Tuy nhiên, chủ trương ngầm hóa dây điện và hệ thống cáp viễn thông hiện đang vấp phải khó khăn lớn là "đầu tiên".
Với kinh phí đào hào kỹ thuật ngầm hóa lên tới 18 tỷ đồng/km, cộng thêm chi phí thiết bị riêng cho ngầm hóa dây điện đã là 36 tỷ đồng/km (cao gấp 4-5 lần so với kiểu đi nổi truyền thống), một mình ngành điện tự đầu tư sẽ không thể nào gánh nổi.
Chiến lược "xã hội hóa"
Với quyết tâm của thành phố và HCMPC, công trình ngầm hóa đồng bộ đầu tiên giữa lưới điện và cáp viễn thông sau một tháng triển khai tại đường Trần Hưng Đạo (đoạn từ Nguyễn Văn Cừ đến Nguyễn Cư Trinh) đã bước đầu mang lại hiệu quả.
Đây cũng là dự án ngầm hóa đầu tiên được thực hiện theo hình thức "xã hội hóa", trong đó HCMPC ký hợp đồng với Công ty đầu tư kinh doanh điện lực Thành phố Hồ Chí Minh (Tradincorp) thực hiện đào hào ngầm hóa. Theo đó, toàn bộ hệ thống dây cáp trên đường Trần Hưng Đạo dài hơn 2,4km sẽ được đưa xuống hào kỹ thuật được đào sâu dưới lòng đất 1,24m.
Ngay trên công trường đường Trần Hưng Đạo, Giám đốc Tradincorp Đinh Quang Sang cho biết, để tránh việc tắc đường và cản trở giao thông do việc đào hè đường, công ty chỉ tiến hành đào hào từ 9 giờ tối trở đi. Hơn nữa, công ty lại đúc sẵn từng phần kết cấu bê tông của hào kỹ thuật nên công việc tại công trường chỉ là lắp đặt, vì vậy đến sáng ra là hè đường lại được trả lại nguyên trạng. Dự kiến, công trình sẽ hoàn tất trong tháng 12 năm nay.
Sau khi hoàn thành công trình thí điểm này, cho đến tháng 6/2010, HCMPC cũng sẽ chủ trì việc ngầm hóa lưới điện kết hợp ngầm hóa dây thông tin tại các khu vực xung quanh Hội trường thành phố, chợ Bến Thành, đường Lê Thánh Tôn, đường Trần Hưng Đạo.
Trong giai đoạn 2011-2015 sẽ ngầm hóa 100% lưới điện trung, hạ thế và dây thông tin trên các tuyến đường và các hẻm đã được xây dựng ổn định theo quy hoạch trên địa bàn quận 1. Tiếp theo giai đoạn 2015-2020, ngầm hóa 100% lưới điện trung thế và 50% lưới điện hạ thế và dây thông tin khu vực quận 1, quận 3.
Đối với các quận, huyện còn lại, mỗi quận, huyện thực hiện từ 5-10 công trình ngầm hóa lưới điện kết hợp với dây thông tin cho các tuyến đường trung tâm.
Đến năm 2030, việc ngầm hóa lưới điện kết hợp với dây thông tin sẽ cơ bản hoàn tất tại các quận nội thành, các trung tâm hành chính huyện, các khu đô thị mới, khu công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh./.
Với gần 13.400km đường dây điện cao thế 110 kV, trung thế và hạ thế đi nổi và cộng thêm các loại "tầm gửi" như cáp điện thoại, cáp quang Internet "mọc" lên với tốc độ chóng mặt, hệ thống "mạng nhện" lưới điện và cáp thông tin của Thành phố Hồ Chí Minh đang không chỉ làm mất mỹ quan mà còn gây mất an toàn cho người dân.
"Một cây làm chẳng nên non"
Theo Phó Giám đốc Công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh (HCMPC) Nguyễn Văn Lý, từ năm 2008 đến nay, công ty đã huy động lực lượng chủ trì việc dọn dẹp mạng lưới điện, tháo bỏ và thu hồi dây cáp thông tin vô chủ đang giăng mắc trên khắp các cột điện trong thành phố nhưng không xuể.
Trong năm 2009, gần 240km đường dây, hơn 9.300 trụ điện trên 84 tuyến đường đã được dọn dẹp, chỉnh trang nhưng đây chỉ là con số rất nhỏ so với số km đường dây mà HCMPC đang quản lý. Trong khi đó, kinh phí cho riêng việc dọn "rác" và bó gọn các dây cáp (được đeo thẻ đánh số) đã lên tới 250 triệu đồng/km.
Ông Lý cũng khẳng định để dọn sạch bãi "rác trên không" này, không còn cách nào khác là phải ngầm hóa lưới điện và cáp thông tin như các nước trong khu vực và thế giới đã làm.
Thực tế cho thấy, việc thử nghiệm hạ ngầm 3,2km lưới trung thế và 9,5km lưới hạ thế trên một số tuyến đường chính như Lê Lợi, Nguyễn Huệ… thời gian qua chưa cải thiện mỹ quan được mấy cho thành phố. Lý do chính là bởi chỉ có ngành điện thực hiện ngầm hóa lưới điện thuần túy; trong khi các ngành khác như viễn thông, truyền hình vẫn phát triển rầm rộ theo công nghệ cáp đi nổi. Vì thế các cột điện trong thành phố ngày một "oằn lưng cõng" các búi dây to nhỏ, đủ loại.
Từ tháng 9/2009, Sở Thông tin-Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh đã vào cuộc xây dựng quy trình phối hợp giữa điện lực và các doanh nghiệp viễn thông trong việc thu dọn cáp thông tin treo trên trụ điện. Trường hợp cáp viễn thông không treo thẻ nhận dạng có đánh số sẽ phải chịu trách nhiệm khi xảy ra sự cố gián đoạn thông tin, hư hỏng mạng cáp.
Thêm vào đó, thành phố đã có chủ trương lớn là ngầm hóa lưới điện và cáp viễn thông đồng bộ với việc chỉnh trang đô thị, tiến tới lập quy hoạch và quản lý tập trung hệ thống công trình hạ tầng ngầm nhằm tránh tình trạng mỗi đơn vị ngầm hóa riêng. Tuy nhiên, chủ trương ngầm hóa dây điện và hệ thống cáp viễn thông hiện đang vấp phải khó khăn lớn là "đầu tiên".
Với kinh phí đào hào kỹ thuật ngầm hóa lên tới 18 tỷ đồng/km, cộng thêm chi phí thiết bị riêng cho ngầm hóa dây điện đã là 36 tỷ đồng/km (cao gấp 4-5 lần so với kiểu đi nổi truyền thống), một mình ngành điện tự đầu tư sẽ không thể nào gánh nổi.
Chiến lược "xã hội hóa"
Với quyết tâm của thành phố và HCMPC, công trình ngầm hóa đồng bộ đầu tiên giữa lưới điện và cáp viễn thông sau một tháng triển khai tại đường Trần Hưng Đạo (đoạn từ Nguyễn Văn Cừ đến Nguyễn Cư Trinh) đã bước đầu mang lại hiệu quả.
Đây cũng là dự án ngầm hóa đầu tiên được thực hiện theo hình thức "xã hội hóa", trong đó HCMPC ký hợp đồng với Công ty đầu tư kinh doanh điện lực Thành phố Hồ Chí Minh (Tradincorp) thực hiện đào hào ngầm hóa. Theo đó, toàn bộ hệ thống dây cáp trên đường Trần Hưng Đạo dài hơn 2,4km sẽ được đưa xuống hào kỹ thuật được đào sâu dưới lòng đất 1,24m.
Ngay trên công trường đường Trần Hưng Đạo, Giám đốc Tradincorp Đinh Quang Sang cho biết, để tránh việc tắc đường và cản trở giao thông do việc đào hè đường, công ty chỉ tiến hành đào hào từ 9 giờ tối trở đi. Hơn nữa, công ty lại đúc sẵn từng phần kết cấu bê tông của hào kỹ thuật nên công việc tại công trường chỉ là lắp đặt, vì vậy đến sáng ra là hè đường lại được trả lại nguyên trạng. Dự kiến, công trình sẽ hoàn tất trong tháng 12 năm nay.
Sau khi hoàn thành công trình thí điểm này, cho đến tháng 6/2010, HCMPC cũng sẽ chủ trì việc ngầm hóa lưới điện kết hợp ngầm hóa dây thông tin tại các khu vực xung quanh Hội trường thành phố, chợ Bến Thành, đường Lê Thánh Tôn, đường Trần Hưng Đạo.
Trong giai đoạn 2011-2015 sẽ ngầm hóa 100% lưới điện trung, hạ thế và dây thông tin trên các tuyến đường và các hẻm đã được xây dựng ổn định theo quy hoạch trên địa bàn quận 1. Tiếp theo giai đoạn 2015-2020, ngầm hóa 100% lưới điện trung thế và 50% lưới điện hạ thế và dây thông tin khu vực quận 1, quận 3.
Đối với các quận, huyện còn lại, mỗi quận, huyện thực hiện từ 5-10 công trình ngầm hóa lưới điện kết hợp với dây thông tin cho các tuyến đường trung tâm.
Đến năm 2030, việc ngầm hóa lưới điện kết hợp với dây thông tin sẽ cơ bản hoàn tất tại các quận nội thành, các trung tâm hành chính huyện, các khu đô thị mới, khu công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh./.