Đề xuất nên giải tán Ban đại diện cha mẹ học sinh (HS) lại thêm một lần nữa được đưa ra khi ở nhiều nơi, tổ chức này trở thành “cánh tay nối dài” của nhà trường để vận động phụ huynh và hợp thức hóa các khoản thu.
Hoa mắt với các khoản thu
Dù nhà quản lý đã hướng dẫn cụ thể việc thu – chi, nhưng không ít trường vẫn đưa ra 10 – 20 khoản thu vào đầu năm học, khiến phụ huynh bức xúc. Đơn cử, như trong đơn “tố” của phụ huynh HS trường Tiểu học Hải Bối (huyện Đông Anh) đưa ra hàng loạt khoản thu, trong đó có những khoản thu không đúng quy định. Nội dung đơn thư liệt kê các khoản thu với danh sách lên đến con số hàng chục. Trong đó có những khoản thu rất vô lý như quỹ khuyến học, thuê phông bạt che khai giảng bế giảng, hỗ trợ soạn giảng… để yêu cầu phụ huynh nộp.Giờ học tự nhiên xã hội của học sinh trường tiểu học Nam Thành Công. Ảnh Công Hùng |
Phòng GD&ĐT huyện Đông Anh đã phải vào cuộc kiểm tra và đã yêu cầu nhà trường dừng
Để xảy ra thu sai, không đúng, chính quyền địa phương phải chịu trách nhiệm vì họ quản lý nhà trường. Hơn nữa, phải có cơ chế rõ ràng cho Hiệu trưởng, người đứng đầu cơ sở giáo dục. Chủ tịch Hội tâm lý giáo dục Hà Nội Nguyễn Tùng Lâm |
ngay một số khoản thu không đúng quy định (thu tiền thuê phông bạt: 50.000 đồng/HS, quỹ khuyến học: 70.000 đồng/HS…), đồng thời trả lại tiền cho phụ huynh.
Trên đây chỉ là một ví dụ về việc nhà trường không thực hiện đúng Điều lệ của Ban đại diện phụ huynh. Điều đáng nói, khi Ban đại diện cha mẹ HS đứng ra thu những khoản sai quy định, Hiệu trưởng thường đứng ngoài để “đá” trách nhiệm sang cho Ban đại diện cha mẹ HS...Chính quyền địa phương vào cuộc
Chị Nguyễn Thị Yến có con học lớp 5 tại một trường tiểu học trên địa bàn quận Hoàng Mai cho biết, chị từng làm trong Ban đại diện cha mẹ HS, bản thân không lợi lộc gì, nhưng hay bị phụ huynh hiểu lầm. “Việc thu – chi là do gợi ý của giáo viên, của Hiệu trưởng, không làm thì sợ các con thiệt thòi… Mệt mỏi lắm!” – chị Yến thành thật. Thế nên năm nay chị Yến đã thoái thác và xin ra khỏi Ban phụ huynh. Chị thừa nhận: “Nhiều người nói Ban đại diện cha mẹ HS là “Cánh tay nối dài” để nhà trường hợp thức hóa các khoản thu là đúng. Theo tôi, không nên để tồn tại “hội thu” này càng sớm càng tốt”. Tuy nhiên, ở góc độ của một thầy giáo có 35 năm làm chủ nhiệm lớp, thầy Ngô Mạnh Cường - giáo viên trường THCS Sơn Công (huyện Ứng Hòa) lại cho rằng, giải tán Ban đại diện cha mẹ HS lớp sẽ bất tiện, bởi ban này hỗ trợ nhiều cho giáo viên, HS trong quá trình học tập. “Tâm lý phụ huynh vẫn “Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy” nên đây đó xảy ra chuyện Ban phụ huynh thực hiện theo ý của Hiệu trưởng khiến phụ huynh bức xúc. Theo tôi, không nên giải tán, mà làm thế nào để duy trì, phát huy tốt vai trò của Ban này. Có lẽ chính quyền địa phương và phòng GD&ĐT địa phương cần vào cuộc, giám sát trực tiếp việc thu – chi và có hướng dẫn để Ban phụ huynh thực hiện đúng” – ông Cường bày tỏ.Chủ tịch Hội tâm lý Giáo dục Hà Nội Nguyễn Tùng Lâm cũng thừa nhận, lạm thu đang xảy ra ở rất nhiều tỉnh, TP. Dù được chỉ đạo sát sao, phụ huynh bất bình thế nào về các khoản thu đầu năm, thì Ban giám hiệu nhà trường vẫn làm theo ý mình, bởi họ đã có Ban đại diện cha mẹ HS làm “lá chắn”. “Tuy nhiên, cũng phải nói, Ban đại diện cha mẹ HS do giáo viên, phụ huynh bầu ào ào... Nếu trách họ cũng chưa đúng, vì họ thực hiện theo chỉ đạo của Hiệu trưởng, họ đang ở vị trí yếu thế. Do vậy, họ phải có “chỗ dựa” là sự vào cuộc, giám sát của chính quyền địa phương giúp họ thực hiện” – TS Lâm phân tích.Có thể thấy, một số nhà trường mượn “vỏ bọc” của Ban đại diện cha mẹ HS để tận thu nhiều khoản không đúng quy định nên việc phụ huynh, giáo viên và các chuyên gia kiến nghị giải tán, bỏ Ban phụ huynh này không phải không có lý. Bởi vậy, Bộ GD&ĐT cũng cần nghiên cứu và có những quyết sách hợp lý để không xảy ra tiêu cực, bức xúc trong xã hội.