Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Bánh xèo Việt Nam, thịnh vượng, và hòa bình

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Những thứ còn lại đó bắt đầu với bánh xèo, món ăn đặc trưng của nhà hàng nhỏ mà gia đình cô mở năm 1980. Từ cái đầu tiên là sự cân bằng trong hương vị và cảm giác khi ăn.

KTĐT - Những thứ còn lại đó bắt đầu với bánh xèo, món ăn đặc trưng của nhà hàng nhỏ mà gia đình cô mở năm 1980. Từ cái đầu tiên là sự cân bằng trong hương vị và cảm giác khi ăn.

Sau chiến tranh, chuyến bay ra nước ngoài không thành, sau sự ngược đãi của người cha và từng nếm mùi cái đói, thì chính sự kỳ diệu của thứ bánh xèo phố Hội đã làm thay đổi cuộc đời Trịnh Diễm Vy.


Thứ bánh cứu sống cuộc đời vẫn được ít người biết đến. Chính cái bánh của gia đình Diễm Vy - một món ăn được quấn bên ngoài bằng bột gạo, bên trong có nhân là tôm, thịt, giá đỗ, khế, rau thơm, và chuối xanh, được rán vàng - là hiện thân của sự hài hòa tại đất nước bị chiến tranh tàn phá như Việt Nam.

Nỗi đau vẫn còn đâu đó trong đôi mắt cô. Cha cô làm việc cho quân đội Mỹ trong cuộc chiến. Khi người Mỹ thua trận, ông định bỏ theo vào những năm 1975 và 1978, nhưng đều không thể.

Diễm Vy nói: "Lần thứ 2 chúng tôi đi đến một làng chài và có một phụ nữ với hàm răng nhuộm đen, vẻ ngoài trông hơi sợ. Bà đã mời chúng tôi một bát canh rau khoai lang, và dù tôi không muốn nhưng mẹ tôi bắt tôi phải ăn. Và rồi cảm giác thoải mái lan tỏa trong tôi. Tôi đoán, tôi đã sớm học được rằng khi tôi cảm thấy quá căng thẳng, nơi duy nhất khiến tôi cảm thấy nhẹ nhõm là nơi bếp ăn".

Đó là một buổi sáng yên ả tại Hội An bên bờ biển miền trung Việt Nam, mùi húng quế phảng phất trong không gian. Một số người đang quét dọn hiên nhà bằng chổi tre.

Ngay phí trên khu bờ biển, tại Đà Nẵng, những người lính thủy đánh bộ ần đầu tiên đặt chân tới năm 1965, và nơi cuộc chiến leo thang khá sớm. Diễm Vy cười với tôi: "Khi phải sống với đói, tôi đã hiểu ra rằng thức ăn là cuộc sống. Bây giờ, tôi nhìn thấy toàn những thực phẩm tươi ngon và điều đó khiến tôi lại đầy sức sống".

"Tôi là người rất tin vào khả năng xua tan căng thẳng nơi bếp ăn. Không có gì có thể giải tỏa cảm giác lo ấu nhanh chóng bằng công việc bếp núc. Tôi chờ đợi đến lễ hội ẩm thực đầu tiên Israel-Palestine và hội thi nấu ăn Ấn Độ - Pakistan khai mạc. Sự tương đồng về thức ăn có thể khiến những kẻ thù không còn là kẻ thù nữa. Chúng tôi học được từ Kinh vì sao anh em máu mủ lại giết hại lẫn nhau".

Diễm Vy, giờ đây đã 40 tuổi, từng chứng kiến tất cả sự chết chóc khi còn là đứa trẻ. Cô biết dưới những cánh đồng lúa xanh mướt kia có hàng triệu con người đã nằm xuống ở đó. Cô biết chính những hợp tác xã sau ngày chiến thắng đã giữ được bát cơm ngon trên bàn ăn hôm nay. Sự tồn tại, cô hiểu, phải là điều đầu tiên, rồi mới tới những thứ còn lại.

Những thứ còn lại đó bắt đầu với bánh xèo, món ăn đặc trưng của nhà hàng nhỏ mà gia đình cô mở năm 1980. Từ cái đầu tiên là sự cân bằng trong hương vị và cảm giác khi ăn. Đối với Diễm Vy, có 5 yếu tố không thể thiếu làm nên hương vị món ăn - ngọt, chua, cay, đắng, và mặn. Nhưng chúng lại đòi hỏi 5 yếu tố cảm giác khi ăn: giòn, cứng, mềm, dẻo, mịn. Trong các bữa ăn của gia đình cô luôn có sự hài hòa của các yếu tố đó.

Những người địa phương đến. Họ thưởng thức và tán gẫu. Rồi có những vị khách quen. Thứ bánh hình bán nguyệt được nhận xét là ngon. Và rồi, những người ban đầu thấy không thích mấy rồi cũng bị chinh phục.

Diễm Vy thích cái cảm giác trong tay cầm trái xoài bị rám nắng, quả bưởi có lớp vỏ thô, củ nghệ nhiều mấu như củ gừng, những tấm bánh đa nem nhăn nhàu. Cô suy tưởng về tương lai từ cái cảm giác thực tế mà lãng mạng.

Cô nói: "Anh đến từ miền bắc, và rất thích mở những bữa tiệc. Chồng tôi cho tôi không gian để tôi có thể làm việc. Đó là cuộc hôn nhân không tình yêu. Hãy nói rằng, chúng tôi là những người bạn thời hiện đại".

Đó là hôn nhân giữa con gái của một người đã chiến đầu cùng người Mỹ với một người mà cả gia gia đình đấu tranh chống Mỹ: chính từ cách sống hướng tới tương lai như thế, mà đất nước Việt Nam đã dần gây dựng sự thịnh vượng cho riêng mình. Và khi  Diễm Vy được phép mở nhà hàng riêng, “Mermaid”, vào năm 1990, cũng là lúc Đảng Cộng Sản đã quyết định chủ nghĩa xã hội sẽ làm cho người dân hạnh phúc.

Diễm Vy giờ đây đã có 4 nhà hàng. Cô là một doanh nhân thành đạt tại một đất nước vẫn còn nhiều khó khăn. Cô ước mơ một cuộc sống bình dị, nhưng hiện tại, chính niềm đam mê nấu ăn đã khiến cô phải hết sức bận bịu.

Cân bằng và hài hòa, đó là những gì có thể diễn tả những món ăn mà Diễm Vy nấu. Cô giải thích những cảm nhận khi ăn món ăn. Giá đậu thì cứng. Chiên kỹ thì giòn. Thịt lợn Việt Nam thì hơi dai. Gạo tốt thì mềm vào dẻo. Ngược lại, ẩm thực của người Mỹ có xu hướng tạo cảm giác ăn như nhau, tạo sự thỏa mãn chốc lát và không thực tế.

Việt Nam đã tạo cảm hứng cho những điều kỳ diệu. Thời máu chảy của người Pháp, người Mỹ, và người Việt Nam, những thập niên chiến tranh đã xa rồi. Việt Nam là nơi người phụ nữ có thể thành đạt và sự hài hòa được đề cao. Diễm Vy đã góp một phần vào sự cân bằng quá khứ.

Nhưng, cô cũng lo về tốc độ phát triển hiện nay. Cô thổ lộ, "chúng tôi đang bán lúa non", làm mất đi đời sống sống tinh thần để đổi lấy những thứ vật chất trong thời đại toàn cầu hóa. Những cô con dâu tương lai không còn cần phải chứng tỏ được sự đảm đang của mình khi nấu một món Phở ngon mang hương vị đất nước nữa. Người ta cứ muốn mọi thứ nhanh hơn, nhưng trong nấu ăn không phải cứ nhanh là được".

Với việc Diễm Vy mời tôi ăn món bánh mì kẹp trứng tuyệt vời, sự kết hợp giữa bánh mỳ Pháp, trứng, ớt, rau thơm và gia vị có vẻ như là cái được duy nhất sau cuộc chiến tranh thực dân.