Bảo đảm quyền không bị tra tấn

Phương Nguyên
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Luật Phòng, chống khủng bố năm 2013 quy định hoạt động phòng, chống khủng bố phải tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân...

Ảnh minh họa

Theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Hiến pháp năm 2013, quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong 30 trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

Luật Phòng, chống khủng bố năm 2013 quy định hoạt động phòng, chống khủng bố phải tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; bảo đảm an toàn, tính mạng, sức khỏe con người (Điều 4); nghiêm cấm lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong phòng, chống khủng bố để xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân (Điều 6);

Việc điều tra, truy tố, xét xử tội phạm khủng bố, tội phạm tài trợ khủng bố được thực hiện theo quy định của Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan (Điều 9).

Khoản 6 Điều 2 Nghị định số 71/2002/NĐ-CP ngày 23-7-2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh tình trạng khẩn cấp trong trường hợp có thảm họa lớn, dịch bệnh nguy hiểm nghiêm cấm việc lợi dụng tình trạng khẩn cấp để xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân.

Trong các quy định của pháp luật Việt Nam trong mọi trường hợp, kể cả trong tình trạng khẩn cấp và chống khủng bố thì các quyền con người cơ bản, trong đó có quyền không bị tra tấn cũng được bảo đảm và mọi hoạt động của các cơ quan nhà nước trong tình trạng khẩn cấp hay khủng bố đều phải tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan về bảo đảm quyền con người.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần