Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Bão số 3 suy yếu thành áp thấp, nhiều tỉnh vẫn mưa lớn

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương Lê Thanh Hải cho biết: Bão đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới và tiếp tục đi sâu vào đất liền. Nhiều tỉnh thành vẫn đang có mưa lớn gây ngập úng.

 

Thông qua các tổng đài điện thoại, Thành phố Hà Nội đã gửi tin nhắn khuyến cáo người dân không đi ra đường vào thời điểm mưa bão, hoặc ra vào các khu vực công trường xây dựng trên địa bàn thành phố, tranh cây đổ và vật liệu xây dựng rơi nguy hiểm đến tính mạng và tài sản.
Công ty thoát nước dùng máy bơm công suất lớn hút nước từ 14h nhưng tuyến đường Minh Khai (Hà Nội) vẫn ngập sâu. Ảnh: Nguyễn Hoàn
Công ty thoát nước dùng máy bơm công suất lớn hút nước từ 14h nhưng tuyến đường Minh Khai (Hà Nội) vẫn ngập sâu. Ảnh: Nguyễn Hoàn
Đến 17 giờ 20 phút, các khu vực tại Hà Nội chỉ còn mưa nhỏ. Trực tiếp xuống ngã tư Trường Chinh - Tôn Thất Tùng (Hà Nội) đôn đốc công tác phân luồng, Đại tá Đào Vịnh Thắng cho biết, CSGT Hà Nội đã có mặt tại 351 điểm có nguy cơ ngập úng ứng trực.
Ngập sâu ở ngã tư Phan Bội Châu, Lý Thường Kiệt (Hà Nội).
Ngập sâu ở ngã tư Phan Bội Châu, Lý Thường Kiệt (Hà Nội).
Ngoài nhiệm vụ phân luồng cảnh sát sẽ tham gia cứu hộ cứu nạn khi cần thiết. Đại tá Đào Vịnh Thắng cũng cho biết, tới thời điểm hiện tại trên địa bàn thủ đô không xảy ra sự cố nghiêm trọng. Tuy nhiên tất cả lực lượng ứng trực vẫn bám sát, theo dõi, nhận định tình hình để có phương án kịp thời.

Đến gần 16 giờ, bão đi vào Hải Dương, Hưng Yên và Hà Nội. Trong nửa tiếng diễn ra ở Thủ đô, bão gây gió mạnh cấp 8-9, quật đổ nhiều xe máy. Nhiều tuyến phố, khu dân cư ngập sâu do mưa lớn.

Nhiều tuyến phố Hà Nội ngập sâu đến 0,4 mét: Hiện tại, Hà Nội, nhiều tuyến phố đã ngập chìm trong nước, các phương tiện đi lại vô cùng khó khăn. Vào thời điểm này, người dân nên hạn chế đi ra ngoài đường.

Khu vực nội thành Hà Nội đang có mưa rất to, nhiều tuyến phố đang bị ngập sâu trong nước từ 20 - 50cm như: đường Giải Phóng, Phạm Văn Đồng, Láng Hạ, Minh Khai, Trần Bình, Trần Cung, Vũ Ngọc Phan, Lê Duẩn, Huỳnh Thúc Kháng, Thái Hà, Chùa Bộc, Phạm Ngọc Thạch, Trường Chinh, Phan Bội Châu - Lý Thường Kiệt, Cao Bá Quát, Đội Cấn...
Phố Lý Thường Kiệt ngập sâu
Phố Lý Thường Kiệt ngập khiến nhiều phương tiện chết máy
Đặc biệt, các tuyến đường như Thụy Khuê, Đội Cấn, Mai Xuân Thưởng, Nguyễn Khuyến, Triều Khúc, Tạ Hiện, Định Công, Kim Giang, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Tuân… ngập khoảng nửa bánh xe, nước tràn vào ống xả khiến nhiều xe chết máy. Người dân nên tránh những tuyến đường này, đề phòng những trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Các tuyến đường khác như Lê Văn Lương, Tôn Đức Thắng, Xã Đàn, Ô Chợ Dừa, Tố Hữu, Phạm Hùng, Khuất Duy Tiến... bị ngập nhẹ.

Dự đoán vào thời điểm tan tầm, số lượng phương tiện tham gia giao thông tăng đột biến cộng với việc di chuyển rất khó khăn sẽ dẫn đến hiện tượng tắc đường trên nhiều tuyến phố nội thành Hà Nội.

Những hướng đi tránh bị ngập ở Hà Nội: Để tránh các tuyến đường bị ngập nặng, người tham gia giao thông có thể di chuyển theo hướng như sau: Đi từ trung tâm Hà Nội về quận Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm theo các tuyến đường như Nguyễn Thái Học - Kim Mã - Cầu Giấy - Phạm Văn Đồng (Phạm Hùng).
Các lực lượng CSGT đang hỗ trợ người dân di chuyển trên các tuyến phố bị úng ngập
Các lực lượng CSGT đang hỗ trợ người dân di chuyển trên các tuyến phố bị úng ngập
Từ Trung tâm Hà Nội về quận Hai Bà Trưng, Hoàng Mai theo tuyến đường Xã Đàn - Đại Cồ Việt - Trần Khát Chân, hoặc Lê Duẩn - Giải Phóng.

Từ Trung tâm Hà Nội hướng đi về các quận Đống Đa, Thanh Xuân, Hà Đông theo các tuyến đường như: Láng Hạ - Lê Văn Lương - Khuất Duy Tiến (Tố Hữu) - Nguyễn Trãi hoặc Đại Cồ Việt - Xã Đàn - Phạm Ngọc Thạch - Chùa Bộc - Thái Hà (Tây Sơn)

Từ 16h ngày 19/8, PC67 - Công an TP. Hà Nội đã tăng cường lực lượng trên nhiều tuyến phố. CSGT chủ yếu phân luồng các tuyến có nguy cơ cao về ngập úng, đổ cây và hỗ trợ các lực lượng khác khi bão số 3 đổ bộ.

Tuyến đường lên huyện vùng cao Mường Lát (Thanh Hóa) bị chia cắt do trận mưa, lũ trước gây ra chưa kịp thông tuyến thì tiếp tục bị sạt lở do ảnh hưởng của bão số 3.

Ngày 19/8, ông Cao Văn Cường – chủ tịch UBND huyện Mường Lát cho biết, trong những ngày qua, ngành chức năng cùng nhân dân đã tập trung khắc phục thiệt hại do trận mưa lũ từ ngày 13/8 gây ra. Đến chiều 18/8, tuyến đường lên Mường Lát vừa được xử lý sạt lở, thông tuyến thì đợt mưa do ảnh hưởng bão số 3 trong đêm đến ngày 19/8 tiếp tục làm sạt lở ở các điểm sạt lở cũ trước đó, khiến cho Mường Lát lại rơi vào cảnh bị cô lập, chia cắt với các huyện khác.

Mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng chính quyền và nhân dân địa phương đã và đang chuẩn bị tốt nhất các phương tiện, giải pháp để đối phó với mưa, lũ do bão, hoàn lưu của bão số 3.

Trước đó, đợt mưa lũ từ 11- 16/8 đã làm 1 người chết, thiệt hại về tài sản gần 130 tỷ đồng tại Thanh Hóa. Đến cuối giờ chiều 19/8, tại Thanh Hóa mưa vừa, mưa to, chưa có ghi nhận về thiệt hại.
Bão số 3 suy yếu thành áp thấp, nhiều tỉnh vẫn mưa lớn - Ảnh 1
Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương, lúc 16 giờ tâm bão nằm ngay sát phía đông nam Hà Nội. Cường độ bão đã suy yếu đi một chút, nằm giữa mức độ của bão và áp thấp nhiệt đới.

Khắp Hà Nội lúc này vẫn đang mưa to, gió lớn. Cường độ gió vẫn đạt cấp 5, có lúc giật cấp 8. Gió mạnh sẽ còn tiếp diễn cho tới sau 19h tối 19/8.

Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương Lê Thanh Hải cho biết: Bão đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới và tiếp tục đi sâu vào đất liền. Nhiều tỉnh thành vẫn đang có mưa lớn gây ngập úng.

Hủy nhiều chuyến bay vì bão số 3: Vietnam Airlines (VNA) vừa thông báo, do thời tiết xấu, nên VNA sẽ không khai thác tất cả các chuyến bay đến/đi từ sân bay Liên Khương (Đà Lạt) trong ngày 19/8. Tổng số chuyến bị hủy là 10 chuyến bay giữa Hà Nội/Đà Nẵng/TPHCM và Đà Lạt. 

Đối phó với bão Dianmu, Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn (Bộ Quốc phòng) đã huy động trên 183.000 lượt cán bộ chiến sĩ, 4 máy bay trực thăng và nhiều phương tiện (ôtô, tàu thuyền), trang thiết bị khác tham gia hỗ trợ địa phương ứng phó khi có yêu cầu.

Sở Y tế Hà Nội vừa công văn khẩn số 190/SYT-NVY yêu cầu giám đốc các đơn vị y tế trực thuộc ngành triển khai ngay các biện pháp để phòng chống lụt bão, nguyên nhân do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, sau đó là hoàn lưu bão có thể xuất hiện đợt mưa lớn diện rộng trên toàn khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

Tại Hà Nội, mưa lớn, gió giật đã khiến một cây to trên đường Phạm Văn Đồng bị đổ, đè lên 2 xe ô tô, trong đó có 1 xe taxi.

Đúng 14 giờ 30 phút chiều 19/8, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải và Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã chủ trì họp trực tuyến với toàn bộ các sở, ngành, quận, huyện, thị xã về công tác ứng phó với cơn bão số 3.
Bí thư thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải phát biểu chỉ đạo hội nghị phòng chống ứng phó bão số 3.
Bí thư thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải phát biểu chỉ đạo hội nghị phòng chống ứng phó bão số 3.
Phát biểu kết luận chỉ đạo tại cuộc họp, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải đánh giá cơn bão số 3 có nguy cơ ảnh hưởng rất lớn tới thành phố Hà Nội, lượng mưa lớn, hoàn lưu bão rộng... đòi hỏi sự tập trung lực lượng, sẵn sàng phó của tất cả các ngành, địa phương. Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải cũng đánh giá cao tinh thần chủ động của các quận huyện thị xã trong ứng phó với bão.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải chỉ đạo phải tính đến mọi khả năng xảy ra khi bão đổ bộ và đi qua thành phố. Trước mắt, yêu cầu các quận huyện rà soát kỹ lại vấn đề nhà ở nguy hiểm và có phương án di dân kịp thời, phải rút kinh nghiệm từ vụ sập nhà Cửa Bắc; hệ thống loa truyền thanh phường xã phải tăng cường phát huy, cảnh báo người dân hạn chế ra đường.

Đối với vấn đề ngập úng, thành phố cần quyết liệt hơn trong công tác xử lý và sẽ phải tiếp tục ưu tiên đầu tư cho hệ thống hạ tầng thoát nước.

191 du khách tại Đồ Sơn được đưa tới nơi an toàn: Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng Hải Phòng cho hay, tính đến trưa 19/8, địa phương này đã có 11.440 người dân sinh sống tại các khu vực trũng thấp ven biển, các chung cư cũ yếu, khu vực có nguy cơ sạt lở được di dời đến nơi an toàn. Trên biển, tất cả 3.293 phương tiện/12.389 lao động đã vào nơi neo đậu tại các bến phòng tránh bão, không còn phương tiện hoạt động trên biển. Riêng tại Đồ Sơn, 191 khách du lịch bị “kẹt” do bão số 3 cũng đã được bố trí nơi ăn chốn ở chu đáo, an toàn.
 
Tại Hạ Long nhiều tuyến phố đã ngập trong nước, người dân được khuyến cáo hạn chế ra đường, các gia đình nên đón con về sớm. 

Theo báo cáo của Ban chỉ huy PCTT&TKCN huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh đến thời điểm này, bão số 3 không gây thiệt hại về người trên địa bàn huyện Đầm Hà; chưa có các công trình cầu, cống nhà cửa bị hư hại nhưng với sức gió cấp 7, cấp 8 đã làm hơn 3.000 cây keo và hàng chục cây xanh khác bị đổ, gãy.
Hơn 3.000 cây keo và hàng chục cây xanh khác bị bão số 3 quật đổ, gãy
Hơn 3.000 cây keo và hàng chục cây xanh khác bị bão số 3 quật đổ, gãy
14 giờ 30 phút chiều 19/8, tại Hà Nội, mưa ngày càng nặng hạt, giông lốc cũng bắt đầu mạnh dần lên. Nhiều tuyến đường bắt đầu ngập úng, giao thông ùn tắc, người và phương tiện di chuyển khó khăn. "Tất cả mọi người không nên ra đường, đặc biệt là không nên đi qua cầu. Với gió giật mạnh có thể thổi bay xe máy. Kể cả ôtô cũng không nên lưu thông qua những cây cầu như Thanh Trì, Vĩnh Tuy, Nhật Tân", chuyên gia khí tượng Nguyễn Văn Hưởng nói.​
Công nhân thu dọn cây xanh bị độ trong công viên (Ảnh: Quang Phong)
Công nhân thu dọn cây xanh bị độ trong công viên (Ảnh: Quang Phong)
Trước đó một vụ va chạm giữa 3 xe ô tô đã xảy ra trong hầm đường bộ Kim Liên, do ảnh hưởng của mưa bão. Cầu Nhật Tân có gió to khiến nhiều người đi xe máy bị ngã.
Cây đổ trên phố Quang Trung (Hoàn Kiếm)
Cây đổ trên phố Quang Trung (Hoàn Kiếm)
Thời điểm này, tuyến đường Phạm Văn Đồng bị ngập úng cục bộ tại một số điểm. Đặc biệt tại đường Trần Bình bị ngập úng nặng, phương tiện khó có thể di chuyển qua khu vực này. Các lực lượng chức năng đang khẩn trương phân luồng giao thông và thoát nước đảm bảo an toàn thông.

Trên đường Nguyễn Trãi, một biển quảng cáo lớn đang có nguy cơ rơi xuống đường. Lực lượng chức năng đã huy động người đến để tháo dỡ.
Gió thổi đổ hàng loạt xe máy dưới chân tòa nhà cao tầng
Gió thổi đổ hàng loạt xe máy dưới chân tòa nhà cao tầng
Từ trưa đến 15 giờ 20 phút, cơ quan khí tượng đo được gió giật cấp 6 ở Láng, Sơn Tây, Ba Vì. Khu vực Kim Mã cắt Liễu Giai, Nguyễn Chí Thanh, gió giật liên tục, cây cối nghiêng ngả, nhưng chưa có hiện tượng đổ. Trên đường rất ít phương tiện di chuyển.
Cây bằng lăng đổ đè lên chiếc “xế hộp” màu trắng trên phố Phùng Hưng.
Cây bằng lăng đổ đè lên chiếc “xế hộp” màu trắng trên phố Phùng Hưng.
Tại bãi biển Quất Lâm (Nam Định), nếu như 9 giờ sáng 19/8 nước biển cách bờ kè 15 m, nhưng lúc này đã dâng lên cao 2 m. Nước biển dự báo còn tiếp tục dâng lên và khả năng gây ngập sâu một mét cho khu vực ven biển. Nhiều ki-ốt ven biển Quất Lâm đã bị gió cuốn bay mái.

Sóng biển dâng cao 3,5m: Theo dõi ảnh Radar, nhìn trên hình mây vệ tinh cho thấy khoảng hơn 12h trưa nay, bão số 3 đã đi vào địa phận giữa Thái Bình và Hải Phòng. Cường độ bão lúc đổ bộ đạt cấp 9, giật cấp 11, như vậy cường độ của bão số 3 đã yếu hơn bão số 1.Hiện tại vùng tâm bão đang nằm giữa các tỉnh Thái Bình - Hải Phòng - Hải Dương.
Gió bắt đầu tăng cường độ ở Nam Định.
Gió bắt đầu tăng cường độ ở Nam Định.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, cơ quan khí tượng phát đi cảnh báo: Khu vực Vịnh Bắc Bộ (bao gồm các huyện đảo Bạch Long Vĩ, Cát Hải, Cô Tô, Vân Đồn) có gió mạnh cấp 8, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 9, giật cấp 10-12, sóng biển cao từ 3-5m. Biển động rất mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 3.

Trong chiều 19/8 các tỉnh từ Quảng Ninh xuống tới Hà Tĩnh sẽ tiếp tục có gió mạnh. Trong tâm vùng gió mạnh là từ Quảng Ninh xuống tới Nam Định, với cường độ gió cấp 6-7, giật cấp 9-10.
 
Ven biển Thái Bình - Hải Phòng có gió cấp 8-9, giật 11-12, sâu trong đất liền có gió cấp 7-8, giật cấp 10-11. Tối 19/8 gió ở các tỉnh, thành ven biển sẽ giảm dần.

Chiều và tối 19/8 các tỉnh Lạng Sơn, Hải Dương, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nam có gió cấp 5-6, giật cấp 7-8. Các tỉnh từ Quảng Ninh - Thanh Hóa đề phòng có nước biển dâng từ 3-4m, gây ngập úng ở các vùng trũng, thấp.

Hà Nội hiện tại gió mạnh cấp 5. Cấp gió này còn duy trì trong suốt chiều nay (ở những khu đồng không mông quạnh gió có thể mạnh lên cấp 6), đôi lúc có gió giật cấp 7-8. Kèm theo đó là những cơn mưa nặng hạt sẽ khiến cho việc di chuyển ngoài đường là rất khó khăn.

Gió mạnh ở Hà Nội có thể kéo dài tới sau 19h tối còn mưa to thì tới đêm.

Tại Quảng Ninh, lúc 11 giờ trưa nay, tại khu vực Cảng quốc tế Tuần Châu đã có gió cấp 7, cấp 8 kèm mưa to. Tất cả các tàu du lịch đã được đưa về nơi tránh trú an toàn. Cảng tàu không một bóng người.
Tại tỉnh lộ 328 đoạn Cẩm Phả đã có đoạn bị sạt lở
Tại tỉnh lộ 328 đoạn Cẩm Phả đã có đoạn bị sạt lở
Tại tỉnh lộ 328 đoạn Cẩm Phả đã có đoạn bị sạt lở. Sở Giao thông vận tải đã điều phương tiện đến bốc xúc, dọn dẹp để đảm bảo an toàn giao thông.

Bão về gần đến Hà Nội, cây đổ đè bẹp Kia Forte: Trưa 19/8, tại khu vực trước Hà Nội Towers, phố Hai Bà Trưng, một cây xà cừ đã đổ hướng về vỉa hè khiến một chiếc Kia Forte bị đè bẹp và một chiếc Kia Morning đỗ bên cạnh bị xây xước. Rất may trên xe và phía vỉa hè không có người nên không có thương vong.
 Chiếc xe Kia Forte bị đè bẹp còn chiếc xe Kia Morning đỗ bên cạnh may mắn thoát nạn
Chiếc xe Kia Forte bị đè bẹp còn chiếc xe Kia Morning đỗ bên cạnh may mắn thoát nạn
Dịch vụ chở xe qua cầu Bãi Cháy đắt kháchVới mức giá 50.000 đồng/xe máy và 1 người/lượt, dịch vụ chở thuê cho người và xe máy qua cầu Bãi Cháy (TP Hạ Long, Quảng Ninh) đang được các cá nhân tranh thủ kiếm lời trong ngày mưa do ảnh hưởng của bão số 3. Nắm bắt được nhu cầu đi lại của người dân, hơn 20 chủ phương tiện là các xe tải nhỏ, có thùng kín đã tập trung 2 bên đầu cầu đón khách.
Những chiếc xe chở thuê xếp hàng đợi đến lượt.
Những chiếc xe chở thuê xếp hàng đợi đến lượt.
Với mức giá 50.000 đồng/lượt, rất nhiều người vẫn vui vẻ chấp nhận sử dụng dịch vụ này để hoàn thành công việc và về nhà trú bão. Kiên – một chủ xe tải chở thuê – cho biết, có khoảng hơn 20 xe làm dịch vụ này, chỉ từ 8h sáng đến 10h30, xe Kiên đã kiếm được 1,3 triệu đồng. Được biết, lệnh cấm xe máy, xe thô sơ lưu thông qua cầu Bãi Cháy sẽ hết hiệu lực khi bão số 3 tan.
Mưa lớn cũng làm ngập lụt tại tổ 26 - 29, khu 3, phường Hà Trung, TP. Hạ Long). Hàng nghìn khối đất đá từ một dự án sân golf chảy ra đường.
Mưa lớn cũng làm ngập lụt tại tổ 26 - 29, khu 3, phường Hà Trung, TP. Hạ Long). Hàng nghìn khối đất đá từ một dự án sân golf chảy ra đường.
Tại đảo Cô Tô, Quảng Ninh, do ảnh hưởng của bão số 3, 11 giờ sáng 19/8 có gió cấp 7, cấp 8, giật cấp 12, biển động sóng to từ 1,5 - 3 m; trên các tuyến đường có hơn 20 cây to bị đổ, một số tuyến đường và đê kè đã bị sạt lở. Hiện tại huyện Cô Tô đã mất điện hoàn toàn. Rất may không có thiệt hại về người
Do ảnh hưởng của bão số 3, đảo Cô Tô, Quảng Ninh có gió giật cấp 12, nhiều cây to “ngã gục”.
Do ảnh hưởng của bão số 3, đảo Cô Tô, Quảng Ninh có gió giật cấp 12, nhiều cây to “ngã gục”.
Tại Hải Phòng, theo báo cáo của Ban chỉ huy phòng lụt bão Hải Phòng, để chủ động phòng chống cơn bão số 3, thành phố đã chỉ đạo các cấp, ngành trực ban 24/24 giờ với hơn 7.700 lực lượng sẵn sàng tìm kiếm cứu nạn từ ngày 18/8 và kêu gọi 100% tàu thuyền về nơi tránh trú bão.

Ban chỉ huy phòng lụt bão(PCLB) Hải Phòng, từ 7 giờ ngày 18/8 đến 7 giờ 19/8 tại một số khu vực trên địa bàn thành phố đã có mưa to đến rất to. Lượng mưa đo được tại Do Nghi (Thủy Nguyên) là 126,9 mm; Hòn Dáu (Đồ Sơn) là 165 mm; Cửa Cấm 109 mm; Chanh Chử (Vĩnh Bảo) là 92 mm; Phù Liễn (Kiến An) là 72 mm; Đông Xuyên (Tiên Lãng) được 70 mm.    

Trong 2 ngày qua, các địa phương, ban ngành trên địa bàn đã bằng nhiều biện pháp tuyên truyền cho người dân nắm bắt được đường đi và những ảnh hưởng của bão để báo cho người dân đi biển trở về tránh trú bão an toàn, vận động nhân dân nuôi trồng thủy sản ven sông, ven biển trở về nhà đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản
Sáng nay, lực lượng phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn của quận Dương Kinh (Hải Phòng) lập chốt chống bão tại nhà văn hóa khu dân cư Thủy Giang, phường Hải Thành. Sau đó, từng mũi len lỏi vào ngõ xóm, nhà dân nằm ngoài đê biển 1 kiểm tra, nhắc mọi người sớm di dời đến nơi an toàn.
Sáng 19/8, lực lượng phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn của quận Dương Kinh (Hải Phòng) lập chốt chống bão tại nhà văn hóa khu dân cư Thủy Giang, phường Hải Thành. Sau đó, từng mũi len lỏi vào ngõ xóm, nhà dân nằm ngoài đê biển 1 kiểm tra, nhắc mọi người sớm di dời đến nơi an toàn.
Đến 5h sáng nay 19/8, còn một số hộ chưa di rời ra khỏi khu vực nguy hiểm, lực lượng biên phòng đã phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền, di dời số lồng bè, chòi canh và người trên các lồng bè, chòi canh vào nơi trú tránh bão. Cụ thể 231 người ở chòi nuôi ngao; 65 người nuôi cá lồng bè.

Đến 9h sáng nay, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Hải Phòng kiểm đếm đã đưa 3.293 phương tiện đánh bắt thủy sản vào nơi neo đậu, gia cố neo đậu 494 lồng bè, 179 chòi canh thủy sản, và di chuyển tổng số trên 13.570 người ở các khu vực kể trên vào nơi tránh bão, không còn phương tiện và người hoạt động trên biển và vùng dễ xảy ra nguy hiểm đến tính mạng.

Đến 9h sáng nay, các địa phương đã tổ chức hoành triệt 25 cửa cống qua đê và 31 cống xung yếu. Các huyện có công trình đê biển, đê sông xung yếu đều đã được Ban chỉ huy PCLB thành phố chủ động bố trí lực lượng, vật tư, cơ số thuốc, thực phẩm dự phòng theo phương châm “4 tại chỗ”. 

Hiện toàn thành phố đã bố trí 7.700 lực lượng vũ trang sẵn sàng ứng phó tìm kiếm cứu nạn trong cơn báo số 3 và trên 150 phương tiện vận tải sẵn sàng ứng cứu người, và đê khi có sự cố sảy ra.

Đến 10h sáng nay, bão số 3 đã chính thức đổ bộ vào Hải Phòng với sức gió  đo được ở Bạch Long Vĩ mạnh cấp 8, giật cấp 10.

Tại Hà Nội, sáng 19/8 nhiều nơi có mưa, ảnh hưởng lớn đến giao thông. Trước đó, tối 18/8, trận mưa lớn kèm gió to làm nhiều tuyến đường Hà Nội ngập, cây đổ. Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội đã đưa toàn bộ dàn thiết bị cơ giới cùng nhân lực đến những khu vực ngập úng để thông tắc miệng cống, ga thu. Các cửa phai hồ Thành Công, Giảng Võ, Bảy Mẫu, Đống Đa, Linh Đàm… đã được mở để điều hoà nước.

Tại tỉnh Ninh Bình, sáng 19/8, chợ hải sản vắng vẻ do ảnh hưởng của bão Dianmu. Những người còn nán lại khu chợ này chủ yếu là nông dân đi bán cua đầm. Chủ các đầm cho hay, lo sợ mưa lớn nước dâng cao làm cua tràn ra ngoài nên hôm nay thu hoạch đem bán, nhưng thương lái o ép trả giá thấp.

Ông Phạm Đình Nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định cho biết, hiện tỉnh vẫn còn đang khắc phục hậu quả nặng nề của cơn bão số 1 thì bão số 3 lại ập tới. Nam Định đã chuẩn bị vật liệu gia cố đê, cụ thể đã chuẩn bị 1.000 rọ đá, bổ sung 1.500 rọ để rải ở những điểm xung yếu. Hiện địa phương cũng đã chuẩn bị phương án bơm nước cưỡng bức để chống ngập úng.

Tại tỉnh Thanh Hóa, sáng 19/8, kiểm tra phòng, chống bão ở Thanh Hóa, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu tỉnh bảo đảm an toàn cho người dân, kiên quyết không để người dân còn ở lại những khu vực nguy hiểm khi bão số 3 đổ bộ vào đất liền; chuẩn bị các phương án ứng phó mưa lũ do hoàn lưu sau bão.

Trực tiếp đi thị sát một số khu vực xung yếu ven biển và tuyến đê biển tại huyện Hoằng Hóa, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh yêu cầu cần cảnh giác trước diễn biến bất thường của thời tiết, đặc biệt là trong mùa mưa bão, điển hình như cơn bão số 1 vừa qua.
Phó Thủ tướng cùng đoàn công tác và người dân đẩy tàu vào bờ ở huyện Hoằng Hóa
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cùng đoàn công tác và người dân đẩy tàu vào bờ ở huyện Hoằng Hóa sáng 19/8
“Chúng ta tuyệt đối không được lơ là, chủ quan trong việc triển khai các biện pháp phòng chống bão số 3. An toàn của người dân là trên hết. Sau khi đã di dời người dân ở khu vực nguy hiểm, các đầm nuôi thủy sản cần tiếp tục rà soát để bảo đảm không còn người còn sót lại, ở lại”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh và lưu ý cần thuyết phục, vận động người dân chấp  hành việc sơ tán, tránh bão; liên tục cập nhật, theo sát  diễn biến, đường đi của bão số 3 để ứng phó kịp thời.

Phó Thủ tướng cho rằng, hoàn lưu sau bão rất nguy hiểm, đề nghị tỉnh hướng dẫn người dân chủ động thu hoạch thủy sản; chuẩn bị vật tư, phương tiện để gia cố bờ bao và các công trình nuôi thủy sản. Các huyện miền núi chủ động tổ chức di dời các hộ dân đang sống tại các khu vực nguy hiểm, ven sông suối, vùng trũng thấp, các khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét và sạt lở đất.

Ông Nguyễn Đức Quyền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết ngay tối 18/8, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã chủ trì cuộc họp với các thành viên Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh và 6 huyện, thị xã ven biển để chỉ đạo công tác ứng phó với bão số 3, kiên quyết không để thiệt hại về người. 

Các địa phương tổ chức di dời ngay các hộ dân tại các khu vực nguy hiểm ở ven biển và miền núi; thông báo, kêu gọi, tổ chức cho 7.049 tàu cá với 24.973 lao động vào nơi neo đậu, tránh trú bão; chỉ đạo vận hành các hồ chứa an toàn, kiểm tra, rà soát các phương án bảo đảm an toàn đê điều, tưới tiêu nước.

“Theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, thông tin cảnh báo kịp thời đến chính quyền địa phương và người dân. Kiên quyết không để xảy ra thiệt hại do chủ quan”, ông Nguyễn Đức Quyền nêu cam kết của tỉnh.

Tại khu vực ven biển huyện Hoằng Hóa, người dân đang tích cực chuẩn bị vật dụng như bao cát để ngăn nước biển tràn vào khi thủy triều lên.Nhiều nhà dân sống ven biển cũng đang tổ chức chằng chống lại nhà cửa, di chuyển đồ đạc đến nơi an toàn. Tuy nhiên, một số phương tiện bè mảng chưa di chuyển và di chuyển nhưng chưa an toàn.
Công tác ứng phó với bão số 3 đang rất khẩn trương tại Thanh Hóa. Ảnh: Dân Trí
Công tác ứng phó với bão số 3 đang rất khẩn trương tại Thanh Hóa.
Hiện chính quyền địa phương đang tích cực chỉ đạo các tiểu ban phòng chống thiên tai thực hiện nghiêm túc đôn đốc người dân thực hiện ý kiến chỉ đạo của cấp trên.

Đến khoảng 9h30 phút sáng 19/8, mưa đã ngớt và gió bắt đầu mạnh dần lên, các cấp chính quyền và ngành chức năng cũng như người dân luôn nêu cao tinh thần cảnh giác và sẵn sàng ứng phó với cơn bão số 3.
Do ảnh hưởng của bão số 3, đêm qua vùng biển Nam Định có gió giật cấp 6.
Do ảnh hưởng của bão số 3,  vùng biển Nam Định có gió giật cấp 6.
Tại thành phố Cẩm Phả hiện có gió cấp 8 giật cấp 9 đến cấp 10, từ 18h ngày 18/8 đến 9h sáng nay lượng mưa đo được trên 24mm. Gió to đã làm đứt một dây điện cao thế thuộc khu phố 4 phường Cẩm Thịnh, cùng với đó nhiều cây xanh trên địa bàn thành phố đã bị đổ. Ngành điện lực và các công ty môi trường đang tích cực khắc phục sự cố do bão số 3 gây ra.
Từ sáng sớm ngày 19/8, tai khu vực Bến Do (Cẩm Phả) đã có gió cấp 8
Từ sáng sớm ngày 19/8, tai khu vực Bến Do (Cẩm Phả) đã có gió cấp 8
Tại thành phố Hạ Long, sáng 19/8 có mưa lớn, nhiều nơi mất điện, gió to làm nhiều cây đổ bên đường.  Từ 8 giờ sáng nay 19/8, do ảnh hưởng của cơn bão số 3, đơn vị quản lý cầu Bãi Cháy đã cấm các phương tiện xe máy, xe thô sơ lưu thông trên cầu.
Mưa to, gió thổi rất mạnh, cầu Bãi Cháy cấm xe máy lưu thông.
Mưa to, gió thổi rất mạnh, cầu Bãi Cháy cấm xe máy lưu thông.
Hiện tại, mưa ngày càng to, gió dữ dội, cây bên bờ biển Bãi Cháy chao đảo. Nhiều biển quảng cáo trên cầu Bãi Cháy bị gió giật hư hỏng.
Tại khu du lịch Đồ Sơn, các khu nhà, cửa hàng đều đóng cửa và được chèn chống cẩn thận.
Tại khu du lịch Đồ Sơn, các khu nhà, cửa hàng đều đóng cửa và được chèn chống cẩn thận.
Tại Khu du lịch Đồ Sơn (TP Hải Phòng), sáng 19/8, vài giờ trước khi bão số 3 dự kiến đổ bộ, bờ biển Đồ Sơn vắng lặng. Các cửa hàng dịch vụ đều đã đóng cửa, trong khi con đường dọc bờ biển gần như không có người qua lại.
Bộ GTVT họp khẩn chỉ đạo ứng phó bão số 3: Sáng 19/8, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật đã họp khẩn với các đơn vị trực thuộc Bộ ứng phó bão số 3. Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Nhật yêu cầu Đài thông tin Duyên hải cập nhật, xử lý ngay thông tin và thông báo kịp thời diễn biến, hướng di chuyển của bão cho tàu thuyền biết để ra khỏi hoặc không đi vào vùng nguy hiểm.
Bờ kè ven biển Đồ Sơn, Hải Phòng, đang hứng chịu những cột sóng lớn.
Bờ kè ven biển Đồ Sơn, Hải Phòng, đang hứng chịu những cột sóng lớn.
Phía Cục Hàng hải VN cần chỉ đạo các cảng vụ hàng hải nắm chắc số lượng tàu thuyền neo đậu tại cảng, vùng nước, luồng lạch và hướng dẫn tàu thuyền vào khu neo đậu an toàn, không cấp phép cho tàu rời cảng có hướng hành trình đi vào vùng ảnh hưởng của bão số 3. Thứ trưởng Nhật cũng yêu cầu Tổng cục Đường bộ VN tập trung vật tư, thiết bị và nhân lực khắc phục hậu quả do mưa, lũ gây ra trên các tuyến quốc lộ; kiểm tra mức độ hư hỏng tại các bến phà, cầu phao, các khu vực đường xung yếu, các cầu yếu… để kịp thời sửa chữa, khắc phục đảm bảo giao thông thông suốt trong thời gian nhanh nhất.
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật vừa họp khẩn chỉ đạo ứng phó bão số
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật vừa họp khẩn chỉ đạo ứng phó bão số 3
Cục Đường thuỷ nội địa VN cần chỉ đạo các đơn vị tổ chức điều tiết, hướng dẫn đảm bảo giao thông, chống va trôi cho các cầu trong và sau mưa lũ ở những vị trí trọng yếu trên các tuyến đường thuỷ nội địa quốc gia; đôn đốc các đơn vị quản lý đường thuỷ nội địa, kịp thời sửa chữa, bổ sung phao tiêu, biển báo bị hư hỏng do mưa, lũ gây ra. Đặc biệt, Thứ trưởng Nhật yêu cầu các đơn vị tổ chức trực ban 24/24h và thường xuyên báo cáo về Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Bộ GTVT.

 
Vị trí và hướng di chuyển của bão số 3 (Ảnh: NCHMF).
Vị trí và hướng di chuyển của bão số 3 (Ảnh: NCHMF).
Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương dự báo trong 6 đến 12 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 15-20km, đi vào đất liền các tỉnh Hải Phòng-Ninh Bình và tiếp tục ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh phía Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Đến 16 giờ ngày 19/8, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,4 độ Vĩ Bắc; 105,6 độ Kinh Đông, trên đất liền các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ và phía Bắc Thanh Hóa. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10-12. 

Ở các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, phía Bắc Thanh Hóa tiếp tục có gió mạnh cấp 8-10, giật cấp 11-13. Các nơi khác thuộc vùng đồng bằng, trung du Bắc Bộ và Nghệ An, Hà Tĩnh có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-10. Vùng ven biển từ Nam Quảng Ninh đến Nam Định có nước dâng do bão kết hợp thủy triều cao 3-4m. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 3. 

Trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 15-20km, đi sâu vào đất liền và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới trên khu vực thượng Lào. 

 Từ nay đến hết ngày 20/8, tiếp tục xảy ra mưa lớn diện rộng trên toàn khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Tổng lượng mưa cả đợt ở vùng ven biển Quảng Ninh-Hải Phòng, khu vực đồng bằng và trung du Bắc Bộ, Thanh Hóa-Nghệ An phổ biến 200-300mm, có nơi trên 400mm. Các khu vực khác ở Bắc Bộ, Hà Tĩnh-Quảng Bình phổ biến 100-200mm, có nơi trên 250mm. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 2. 

Mực nước trên hệ thống sông Hồng-Thái Bình, sông Hoàng Long, sông Kỳ Cùng, sông Bằng, sông Đáy, sông Đào sẽ lên nhanh. Biên độ lũ lên ở thượng lưu từ 2-5m, hạ lưu từ 2-3m. Đỉnh lũ trên sông Cầu, sông Thương, sông Đáy, sông Đào, hạ lưu sông Thái Bình ở mức báo động I; sông Thao, sông Bằng, sông Hoàng Long ở mức báo động II; sông Lục Nam, sông Kỳ Cùng ở mức báo động III; thượng lưu sông Mã, sông Bưởi lên trên mức báo động II, hạ lưu lên mức báo động I đến báo động II; sông Cả, sông La lên mức báo động I. 

Nguy cơ cao xảy ra lũ lớn, lũ ống, lũ quét trên các sông suối nhỏ, sạt lở đất ở Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh và vùng núi các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh; ngập úng ở đồng bằng Bắc Bộ và vùng trũng thấp ở Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh). Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 2. 

Tại thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh, sáng 19/8, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cùng lãnh đạo Bộ Quốc phòng, tỉnh Quảng Ninh đã đi kiểm tra tuyến đê biển xung yếu Hà Nam tại Thị xã Quảng Yên.

Mặc dù theo dự báo cơn bão này sẽ di chuyển vào khu vực Thái Bình, Nam Định, nhưng Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ quán triệt các lực lượng tham gia ứng phó không được chủ quan, vì hoàn lưu của bão có thể làm gia tăng lượng mưa ở Quảng Ninh, gây áp lực lên hệ thống đê. Trong sáng nay (19/8), gió đã giật cấp 9 ở khu vực Tiên Yên, mưa to ở nhiều khu vực trong tỉnh.

Phó Thủ tướng đi kiểm tra dọc tuyến đê Hà Nam dài 34 km giáp sông Rút thuộc địa phận Thị xã Quảng Yên, trong đó có những điểm trong đê xung yếu thấp hơn 1m so với mặt nước biển, lại đang bị xuống cấp hoặc chưa được xây dựng đê bao. Nếu nước sông Rút lên cao có thể tràn đê, ảnh hưởng tới vùng trũng của 8 xã với hơn 6 vạn dân.

Hiện hàng trăm chiến sĩ thuộc các lực lượng đặc công, hải quân, bộ binh đang tập trung che chắn, gia cố đê tại một số điểm xung yếu bằng các bao cát; chuẩn bị sẵn sàng các xe cơ giới vừa để vận chuyển thiết bị phòng, chống bão lũ, vừa để ứng trực vận chuyển người khi cần thiết. Bên cạnh đó, lực lượng bộ đội cũng hỗ trợ kéo chuyển hàng trăm thuyền đánh cá của ngư dân trên sông Rút vào trong đê trú tránh bão, gia cố các tàu thuyền lớn trên các bến neo đậu.

 
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ kiểm tra chỉ đạo ứng phó bão số 3.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ kiểm tra chỉ đạo ứng phó bão số 3.
Phó Thủ tướng đề nghị lực lượng quân đội nâng cao tinh thần sẵn sàng ứng phó, tham gia gia cố đê vững chắc, chuẩn bị các phương án, phương tiện để bảo đảm an toàn cho người dân trong các khu vực này. 

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng đề nghị tỉnh Quảng Ninh cần lập kế hoạch đề xuất với các bộ, ngành trung ương về kinh để bảo đảm an toàn cho tuyến đê và một số khu vực vùng trũng ở Quảng Yên.

Cũng trong sáng nay, đoàn công tác phòng, chống lụt bão đã đi kiểm tra việc bảo đảm an toàn cho các công trình, dự án đang thi công dở dang tại Quảng Ninh. Tại dự án cầu Sông Gianh đang trong giai đoạn thi công nhịp cầu, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị Ban Quản lý dự án và chính quyền địa phương bảo đảm an toàn cho công nhân lao động, các hạng mục công trình và trang thiết bị xây dựng; bảo đảm ngay sau khi bão chấm dứt có thể triển khai công việc được ngay.

Dự kiến khoảng 12h-15h hôm nay, bão số 3 sẽ vào tới địa phận nước ta, Phó Thủ tướng yêu cầu các cấp chính quyền, lực lượng tham gia phòng chống bão của tỉnh Quảng Ninh bám sát tình hình, kịp thời báo cáo tới các cấp có thẩm quyền để xử lý, giải quyết những tình huống phát sinh, nhằm mục tiêu cao nhất là bảo đảm an toàn tính mạng người dân, giảm thiểu thiệt hại vật chất cho người dân.
Sơ tán 37.643 người dân đến nơi an toàn: Tính đến 17h ngày 18/8, các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Ninh Bình đã sơ tán 37.643 người dân ở đầm, chòi canh, nhà xung yếu đến nơi an toàn (Quảng Ninh: 3.024 người; Hải Phòng: 1.182 người; Nam Định: 7.069 người; Thái Bình: 24.795 người; Ninh Bình: 1.573 người).

Theo Báo cáo số 367/BC-BTM của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, tính đến 21h ngày 18/8, Bộ đội Biên phòng các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Quảng Trị phối hợp với ngành thủy sản, gia đình chủ tàu, thuyền trưởng đã thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho 38.539 phương tiện, lồng bè, lều chòi/128.545 người biết diễn biến, hướng đi của bão để chủ động di chuyển phòng tránh. Tính đến 18h30 ngày 18/8/2016, các phương tiện và ngư dân đã vào bờ tránh bão an toàn, không còn phương tiện của ngư dân đang hoạt động trên biển từ vĩ tuyến 17 trở lên phía Bắc. Có 34.236 phương tiện đã neo đậu tại bến. Toàn bộ 5.142 lồng bè, lều chòi nuôi trồng thủy sản với 6.282 người ở khu vực các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Ninh Bình đã di dời vào bờ.

Hiện Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và TKCN các tỉnh miền núi phía Bắc, Bắc Trung bộ và khu vực ven biển từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh đã chủ động theo dõi diễn biến của bão, mưa lũ để triển khai các biện pháp phòng tránh. Các tỉnh, thành phố: Lai Châu, Bắc Giang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị đã có Công điện chỉ đạo các Sở, ban ngành triển khai các biện pháp ứng phó với bão và mưa, lũ.

 
Thủ tướng chỉ đạo không được chủ quan đối với bão số 3

Chiều 18/8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương về công tác dự báo bão và chỉ đạo việc phòng chống bão số 3. Thủ tướng yêu cầu phải thông báo đến người dân đây là bão lớn, giật cấp 12-14. Khi cần thiết phải di dời dân. “Tất cả các địa phương sẵn sàng ứng cứu các điểm xung yếu, nguy hiểm”, Thủ tướng chỉ đạo và nhấn mạnh “không được chủ quan đối với bão số 3”.

Lo lắng về mưa lớn có thể xảy ra gây ngập sâu, Thủ tướng lưu ý công tác cấp điện phải thường xuyên, bảo đảm các trung tâm, trạm bơm tiêu úng hoạt động tốt. “Cần thiết thì đặt một số trạm bơm trung gian chạy bằng dầu để hỗ trợ một số vùng có nguy cơ ngập kéo dài gây chia cắt. Do đó, ngành điện cần chủ động, ứng trực, xử lý kịp thời. Đừng để bão đã qua một ngày rưỡi rồi mà chưa có điện”, Thủ tướng cho biết.

Thủ tướng nhấn mạnh, dự báo trước những cơn bão cũng như là thiên tai là công việc thiết thực, khoa học tổng hợp, đòi hỏi trí tuệ cao, trách nhiệm lớn. Nếu khâu này làm tốt thì hiệu quả chỉ đạo sẽ cao hơn. Nếu dự báo không tốt thì ngược lại.

Đối với bão số 3, Thủ tướng đánh giá cao việc Trung tâm đã tăng cường phối hợp và thu nhận các nguồn tin khác nhau từ các nước trên thế giới để có dự báo kịp thời, chính xác.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chỉ đạo phòng chống bão tại Hải Phòng

Chiều 18/8, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đi kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng chống bão số 3 tại Hải Phòng. Phó Thủ tướng đã kiểm tra tuyến đê biển Đồ Sơn. Quận Đồ Sơn cho biết đã ban hành lệnh cấm tàu thuyền ra khơi, toàn bộ 278 tàu thuyền đánh cá đã neo đậu tại bờ.             

Phó Thủ tướng chính phủ Trịnh Đình Dũng yêu cầu ứng phó với bão số 3 phải ở mức cao nhất

Sáng 18/8, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh với các bộ, ngành TƯ và các địa phương, phải khẩn trương chuẩn bị phòng chống và  ứng phó với cơn bão số 3 phải ở mức cao nhất, thường xuyên đối với tất cả các tỉnh, thành từ Bắc Trung Bộ (từ Nghệ An đến Quảng Ninh) trở ra. Phó Thủ tướng yêu cầu và giao nhiệm vụ cho các cơ quan, đơn vị của TƯ đến các tỉnh, TP, vùng ảnh hưởng bão số 3, tập trung thực hiện 6 nội dung.

Trong đó, yêu cầu Bộ NN&PTNT chủ trì, thường xuyên cập nhật thông  tin tình hình, diễn biến, di chuyển của bão số; thông báo kịp thời, chính xác và chuyển thông tin cho các cơ quan, thông tấn báo chí, nhất là đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, các cơ quan báo đài địa phương để thông tin về báo số 3 tới các quận, huyện, xã, phường, thôn xóm, bản để cho Nhân dân, địa phương; chủ các tàu thuyền bè, chủ các công công trình xây dựng, cơ sở, sản xuất kinh doanh biết ứng phó. 

Hà Nội ban hành Công điện khẩn phòng chống bão số 3

Trưa 18/8, Văn phòng UBND TP Hà Nội đã ban hành Công điện khẩn số 6 của Chủ tịch UBND TP gửi các cấp, các ngành, các địa phương về phòng chống, ứng phó bão số 3. 

Để chủ động phòng chống có hiệu quả với diễn biến bất l
Bão số 3 suy yếu thành áp thấp, nhiều tỉnh vẫn mưa lớn - Ảnh 2