Tổng thống bị luận tội, Hàn Quốc đối mặt bi kịch ngoại giao

Lan Hương (Theo Yonhap)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Việc thiếu vắng lãnh đạo do Tổng thống Park Geun-hye phải trải qua quá trình điều tra có thể kéo dài tới 180 ngày khiến giới quan sát lo ngại về viễn cảnh ngoại giao ảm đạm của Hàn Quốc.

Trước đó, Quốc hội đã bỏ phiếu 234/56 để luận tội Tổng thống do cáo buộc tham nhũng và liên quan đến bê bối lũng đoạn quyền lực của bạn thân Choi Soon-sil. Với sự phê duyệt của các nhà lập pháp, Tòa án Hiến pháp sẽ có 180 ngày để quyết định số phận của bà Park, trong thời gian bà bị đình chỉ chức vụ Tổng thống.
 Tổng thống Park Geun-hye bị luận tội để lại khoảng trống lãnh đạo.
Trong thời gian đó, Thủ tướng Chính phủ Hwang Kyo-ahn sẽ trở thành Quyền Tổng thống Hàn Quốc.
Cuộc khủng hoảng lãnh đạo này xảy ra vào thời điểm Hàn Quốc phải đối mặt với nhiều thách thức và bất trắc trên mặt trận ngoại giao - an ninh, khi quốc gia cần một nhà lãnh đạo mạnh mẽ có thể đưa ra quyết sách nhanh chóng và chính xác.
"Hiện tại, Hàn Quốc bị bao vây bởi nhiều bất ổn liên quan đến chính sách ngoại giao và an ninh quốc gia", Kim Tae-woo - Giáo sư tại Đại học Dongguk đồng thời là cựu chủ tịch của Viện quốc gia Hàn Quốc thống nhất cho biết. "Tình hình có thể sẽ xấu đi do cuộc khủng hoảng lãnh đạo."
Tai nạn đầu tiên là các cuộc đàm phán hội nghị 3 bên giữa Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản trong năm nay có thể sẽ không diễn như kế hoạch. Hội nghị thượng đỉnh của 3 nước lần đầu tiên vào năm 1999 như một nỗ lực để thúc đẩy hợp tác về một loạt các vấn đề khu vực và toàn cầu.
Hội nghị thượng đỉnh dự kiến ​​sẽ cung cấp cho Hàn Quốc với một cơ hội để thảo luận với Trung Quốc về một loạt các vấn đề gây tranh cãi như việc triển khai hệ thống tên lửa phòng không (THAAD).
Hội nghị cũng đã được xem như là một kênh thông tin mà qua đó chính phủ Seoul có thể đảm bảo sự hợp tác mạnh mẽ từ các nước láng giềng châu Á chống lại các mối đe dọa hạt nhân ngày càng tăng từ Triều Tiên, đặc biệt là sau khi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc mới đây đã thông qua các biện pháp trừng phạt mới đối với Bình Nhưỡng.
Nhưng ngay cả khi hội nghị thượng đỉnh diễn ra, sự có mặt của Thủ tướng thay cho Tổng thống cũng không mang nhiều ý nghĩa, các nhà ngoại giao dự báo.
Đặc biệt, sự vắng mặt lãnh đạo dự kiến ​​sẽ ảnh hưởng đến liên minh của Hàn Quốc với Mỹ. Sau chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống hồi tháng trước, các nước đã nhanh chóng đến gặp vị tỷ phú để đảm bảo chắc chắn về chính sách tương lai trong quan hệ ngoại giao với Mỹ.
"Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã có cuộc gặp với ông Trump sau chiến thắng nhưng Hàn Quốc vẫn chưa có hành động tương tự. Đây là một điểm trừ rất lớn khi tiếp cận chính sách của Washington trong nhiều lĩnh vực, bao gồm vấn đề Triều Tiên", ông Go Myong-hyun, một nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Chính sách Asan cho biết.
Một số nhà ngoại giao khác, tuy nhiên, bày tỏ tin tưởng rằng Hàn Quốc đã bảo đảm một "hệ thống" trong quan hệ với Mỹ, Trung Quốc và các nước khác và giúp giữ cho mọi việc trong tầm kiểm soát.
"Tôi nghĩ rằng chúng tôi đã xây dựng được một hệ thống trong việc giải quyết vấn đề với Triều Tiên, quan hệ ngoại giao với Mỹ và Trung Quốc", Kim Sung-han, một giáo sư tại Đại học Hàn Quốc cho biết.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần