KTĐT - Khi quyết định thử thách ở một công việc mới, có rất nhiều cách để bạn khẳng định mình như một người đã có kinh nghiệm và sự trải nghiệm ở lĩnh vực này. Sau đây là một số gợi ý giúp bạn dễ dàng hành công khi muốn đổi nghề.
Nếu bạn đã làm quen với công việc nào đó trong một thời gian thì việc chuyển sang nghề khác lại dễ hơn rất nhiều so với việc đặt những bước chân đầu tiên chập chững vào ngưỡng cửa việc làm.
Thị trường việc làm rộng mở khiến cho vấn đề nhảy việc, đổi công ty không còn xa lạ. Đa số các ứng viên trẻ tuổi thường "kinh qua" ít nhất là 3 công ty trong khoảng 5 năm đầu bước chân vào con đường sự nghiệp.
Thực tế hiện nay, hầu hết các kỹ năng mọi người có được đều khá chuyên nghiệp và dễ dàng chuyển đổi từ nghề này sang nghề khác một cách nhanh chóng, có thể từ một nhân viên phát triển khác chuyển sang phụ trách nhân sự hoặc là một nhà môi giới bất động sản. Các bạn trẻ hiện nay thích nghi và làm quen rất nhanh với công việc mới chứ không cần phải mất quá nhiều thời gian để học hỏi.
Nếu bạn đã làm quen với công việc nào đó trong một thời gian thì việc chuyển sang nghề khác lại dễ hơn rất nhiều so với việc đặt những bước chân đầu tiên chập chững vào ngưỡng cửa việc làm. Trình độ của bạn được các nhà tuyển dụng đánh giá trong vòng hồ sơ, phỏng vấn và một khi đã hài lòng, người ta sẽ liên lạc với bạn trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Khi quyết định thử thách ở một công việc mới, có rất nhiều cách để bạn khẳng định mình như một người đã có kinh nghiệm và sự trải nghiệm ở lĩnh vực này. Sau đây là một số gợi ý giúp bạn dễ dàng hành công khi muốn đổi nghề.
- Điều chỉnh CV
Khi bạn bắt đầu có ý định chuyển nghề, đừng quên bổ sung và điều chỉnh lại CV cho phù hợp với yêu cầu, kỹ năng ngành nghề mới đòi hỏi. Trên thực tế, đa số khi mọi người muốn chuyển sang một lĩnh vực nào đấy, thông thường họ đã có bạn bè, đồng nghiệp làm việc ở lĩnh vực đó. Và một khi họ muốn chuyển nghề, họ luôn mong muốn những người đó có thể hỗ trợ cho họ từ việc bổ sung kiến thức, tư vấn xem họ nên chuẩn bị những hành trang gì và thậm chí là giới thiệu cho họ vào những vị trí công việc mới.
Vì thế, trước khi tìm tìm một công việc mới ổn định, hãy chú ý tới hồ sơ của bạn bởi nó sẽ quyết định liệu bạn có được nhà tuyển dụng chú ý tới hay không. Có thể các nhà tuyển dụng muốn hiểu thêm về cá tính cũng như những kinh nghiệm bạn có và họ sẽ xem xét CV đầu tiên.
- Tìm việc freelance
Có thể bạn sẽ cảm thấy lo ngại khi thay đổi công việc nhưng thực sự, đó không phải là vấn đề quá khó. Thậm chí, ngay cả khi bạn chưa có nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực mới, bạn vẫn có thể tìm ra hướng khắc phục nhanh chóng. Đó là tìm việc làm freelance hoặc làm theo kiểu dự án - đây là cách tốt nhất để giúp bạn tham gia vào lĩnh vực mới trong khoảng thời gian chờ đợi xây dựng được 1 bản CV khá đầy đặn.
Tìm việc freelance khá dễ dàng nếu như bạn chấp nhận làm việc để lấy kinh nghiệm chứ không đòi hỏi nhiều về vấn đề tài chính. Tất nhiên, nếu bạn muốn vừa làm việc để có kinh nghiệm, để có thể bước vào lĩnh vực mới lại vừa có mức thu nhập kha khá, thì công việc freelance sẽ khó tìm hơn. Vì vậy, hãy xác định xem mục đích của bạn là gì để có sự lựa chọn phù hợp. Trong quá trình làm việc freelance, cố gắng tích lũy kiến thức và kinh nghiệm càng nhiều càng tốt.
- Điều chỉnh sự kỳ vọng
Điều khó nhất khi muốn thay đổi nghề nghiệp là phải biết điều chỉnh sự mong đợi vào thành công của bạn. Hãy nhớ rằng, chuyển sang một nghề mới, sẽ nhiều bỡ ngỡ và phức tạp hơn và không dễ gì thành công chỉ trong ngày một ngày hai được. Tất nhiên là phải tin tưởng mình sẽ thành công thì mới chuyển việc nhưng đừng quá nóng vội. Bạn phải chứng mình năng lực, nỗ lực của bạn với sếp, với đồng nghiệp và khách hàng, đối tác để đảm bảo một tương lai tươi sáng khi vào vị trí mới.
- Mạnh dạn ứng tuyển
Mặc dù bạn có thể bạn chuyển hẳn sang một nghề mới, nhưng thực tế hiện nay, rất nhiều nghề cùng vận dụng những kỹ năng tương đối giống nhau. Vì vậy, bạn đừng quá lo lắng hay mất tự tin vào nghề mới. Hãy mạnh dạn ứng tuyển và chuyển sang những lĩnh vực mới mà bạn cảm thấy hứng thú và có thể phát triển.
Bất cứ khi nào có thể, bạn hãy thể hiện mình ở lĩnh vực mới. Ví dụ bạn đang là một nhân viên bán hàng tuyệt vời nhưng bạn lại chuyển sang làm nghề kế toán, hãy tìm cơ hội để tham gia cả quá trình pitching khách hàng, tham gia vào những cuộc đàm phán có vẻ "khoai" nhất. Nếu bạn thành công, bạn sẽ thực sự nổi bật ở vị trí mới.