Chính điều ấy, vô tình khiến trẻ không những không tự tạo được kỹ năng cần thiết để đối diện với những bất trắc trong cuộc sống, đôi khi còn tạo ra sự phản kháng tiêu cực để khẳng định vai trò "người lớn" của mình.
"Hãy đối xử với con như người bạn", câu nói ấy đơn giản nhưng không phải ai cũng thực hiện được. Do đó, điều đầu tiên, nếu muốn con trưởng thành, các bậc phụ huynh cần đối xử với con như người lớn. Thể hiện ở việc luôn coi trọng ý kiến của con, lắng nghe và trả lời con như cách bạn trả lời những người trưởng thành khác. Đồng thời, tạo điều kiện để con tự đưa ra quyết định của riêng mình và chịu trách nhiệm về quyết định của chính mình. Đây là một phẩm chất giúp hình thành tính cách của trẻ. Kinh nghiệm cũng cho thấy rằng, nếu con thất bại, thay vì can thiệp, hãy để con tự rút ra những bài học và kinh nghiệm rồi tự đứng lên sau mỗi thất bại đó. Việc tự mình hoàn thành một công việc được giao phó theo cách riêng cũng chính là cách trẻ muốn cha mẹ tin tưởng và cho thấy có trách nhiệm trước cuộc sống.
Các chuyên gia tâm lý đã cho rằng, để những đứa trẻ trưởng thành thực sự, không chỉ là việc chăm sóc về mặt thể chất, chính cách ứng xử hàng ngày sẽ giúp trẻ cứng cáp và hoàn thiện hơn. Nhưng không có nghĩa rằng "đối xử như một người bạn" là bỏ mặc trẻ làm mọi việc theo ý mình, việc cha mẹ chuyện trò với con, kể cho con nghe những chuyện vui buồn trong quá khứ, những lỗi lầm mình đã phạm phải và khiến mình vấp ngã trên trường đời... Từ đó cho con thấy những cố gắng sửa đổi của mình cũng là một kỹ năng cần có. Bình đẳng nhưng không "cá mè một lứa", cho con tự quyết định mọi việc nhưng không"tự do làm theo ý mình", nếu người lớn biết cân bằng, có một sự đối xử đúng mực với trẻ, chính điều ấy sẽ kích thích trẻ trưởng thành về mặt nhận thức và kỹ năng sống.
Ảnh minh họa.
|