Theo đó, từ ngày 1/1/2016 - ngày Thông tư có hiệu lực, mức thu áp dụng đối với việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người chưa đủ 14 tuổi; bổ sung hộ tịch và cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân tại UBND cấp xã tối đa là 15.000 đồng; trường hợp ghi vào Sổ hộ tịch việc thay đổi hộ tịch của cá nhân theo bản án, quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, mức thu tối đa là 8.000 đồng.
Ảnh minh họa. |
Tương tự, mức thu không quá 75.000 đồng được áp dụng với trường hợp cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân tại UBND cấp huyện hoặc ghi vào Sổ hộ tịch việc hộ tịch của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài; trường hợp thay đổi, cải chính hộ tịch cho người từ đủ 14 tuổi trở lên, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc tại UBND cấp huyện, mức thu tối đa là 28.000 đồng. Với các trường hợp đăng ký hộ tịch còn lại, mức lệ phí vẫn giữ nguyên theo quy định hiện hành, ở mức tối đa 75.000 đồng đối với đăng ký khai sinh, khai tử tại UBND cấp huyện; 1,5 triệu đồng đối với đăng ký kết hôn tại UBND cấp huyện; 20.000 đồng/lần cấp đối với đăng ký lần đầu, cấp lại, đổi sổ hộ khẩu cá nhân hoặc cấp lại, đổi sổ hộ khẩu gia đình, sổ tạm trú; 9.000 đồng/lần cấp lại, đổi Chứng minh nhân dân… Cũng theo Thông tư này, người thuộc gia đình có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo, người khuyết tật khi đăng ký hộ tịch sẽ được miễn lệ phí; tương tự với trường hợp đăng ký khai sinh, khai tử đúng hạn, giám hộ, kết hôn của công dân Việt Nam cư trú trong nước.