Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Bổ sung Quy hoạch KCN Tân Bình, tỉnh Bình Dương

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Các KCN đã giữ vai trò quyết định trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Bình Dương, góp phần không nhỏ vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương.

KTĐT - Các KCN đã giữ vai trò quyết định trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Bình Dương, góp phần không nhỏ vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương theo hướng công nghiệp hóa, đa dạng hóa ngành nghề, nâng cao trình độ công nghệ và khả năng cạnh tranh của sản phẩm.

Thủ tướng Chính phủ vừa chấp thuận bổ sung khu công nghiệp (KCN) Tân Bình, tỉnh Bình Dương với diện tích 350 ha vào Danh mục các KCN dự kiến ưu tiên thành lập mới năm 2015 và định hướng đến năm 2020 ban hành kèm theo Quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2006.

Tính đến tháng 8/2009, toàn tỉnh Bình Dương đã có 28 KCN được thành lập với tổng diện tích là 8.925,13 ha phân bố trên 4 huyện: Dĩ An, Thuận An, Bến Cát, Tân Uyên và Khu liên hợp công nghiệp - đô thị - dịch vụ Bình Dương đã thu hút được trên 1.280 dự án đầu tư với nhiều ngành nghề đa dạng: khoảng 30% số dự án đầu tư vào các ngành sử dụng nhiều lao động (dệt, may, da giày và chế biến gỗ; các ngành hoá chất (gồm cả hoá dược), cao su chiếm 26%; luyện kim và sản phẩm kim loại chiếm 6%, cơ khí chế tạo, điện tử: 20%, chế biến thực phẩm 7%.

Với những ưu thế trên, các KCN đã giữ vai trò quyết định trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Bình Dương, góp phần không nhỏ vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương theo hướng công nghiệp hóa, đa dạng hóa ngành nghề, nâng cao trình độ công nghệ và khả năng cạnh tranh của sản phẩm.

Đồng thời, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tạo thuận lợi trong việc quản lý và thu hút các dự án đầu tư một cách tập trung, theo đúng quy hoạch, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và đô thị một cách đồng bộ trên địa bàn. Đáp ứng nhu cầu phát triển, Bình Dương đã lên cho mình quy hoạch các KCN đến năm 2020.