Bốn đào kép của CLB này khăn gói đến nhà nghệ nhân Nguyễn Phú Đẹ ở Hải Dương từ tháng 9/2014, xin thầy truyền dạy để giữ nghề. Dù mưa gió, nắng cháy các đào kép ngày ngày đi về cung đường ấy, tập tại chỗ, ghi âm lại về “bày” cho người ở nhà không có điều kiện đi. “Hát cửa đình là cái gốc của ca trù, với nguyện vọng của thầy và anh em đào nương kép đàn trong CLB vượt mọi khó khăn, hoàn thành chương trình. Thời gian học thầy không dài, nhưng cũng không ngắn, không học sớm nhỡ mai thầy mất đi sợ rằng không học được nữa” - NSƯT Đỗ Quyên - Chủ nhiệm CLB cho biết.
này sống dậy với đầy đủ 14 thể cách chia làm 5 lớp. Người xem được chứng kiến bài bản từ màn múa tứ linh, dàn nhạc bát âm ngoài sân đình, rồi mới ổn định ngồi hai bên tòa đại đình hướng mắt về gian chính giữa thưởng thức. Nghệ nhân Nguyễn Phú Đẹ run run ở tuổi 92, nhưng đích thân đeo đàn đáy và hát giáo Hương, hát Giai mở màn cho con cháu vào canh hát thờ này. Các đào kép tuần tự trình diễn các thể cách như thét nhạc, gửi thư, cung bắc, hát nói.
“Tôi là thế hệ kế tiếp của các cụ, ca trù đặc biệt là hát cửa đình mang phần nào tâm linh của nền văn hóa Việt. Đào kép chúng tôi học trình thức hát cửa đình, cảm thấy tự tin hơn, yêu nghề hơn và gắn bó ca trù hơn nữa khi được các thầy, nghệ nhân truyền dạy. Tuy nhiên chưa dám nhận trọn vẹn, mỹ mãn”, NSƯT Đỗ Quyên nói. Cùng chung quan điểm này, đào nương Thu Hằng nói trong nước mắt khi nhắc đến thầy Đẹ. “Các cụ nghệ nhân hầu hết về với tiên tổ, trong khi đào kép trẻ không thể sống được bằng nghề, đến với nghề vì yêu thích. Tiếng phách, tiếng đàn, tiếng hát, buông câu nhả chữ, tiết tấu của khổ đàn, đào hát phải nắm rõ mới phách, hát được. Dù canh hát này chưa mỹ mãn, chúng tôi chưa đủ tự tin nhưng không làm, nhỡ mai kia thầy không còn không biết có làm được nữa hay không”- chị chia sẻ.
Hỏi về chất lượng của canh hát, nghệ nhân Nguyễn Phú Đẹ đầy phấn chấn: “Trọn vẹn thì chưa, nhưng mười phần cũng được tám, chín rồi. Qua đây tôi muốn nói rằng, nếu hát cửa đình mà không giữ được, ca trù mất gốc. Có lúc tôi ngẩn người ra, tiếc vì không có người học. Duy có CLB Hải Phòng chị em đông, cố gắng học để giữ nề nếp của ông cha. Học đến già chứ không chỉ thế này rồi thôi, sau này cứ tiếp tục nghiên cứu”.
Các đào kép của CLB cho biết, để phục dựng được trình thức hát cửa đình này, hoàn toàn dựa vào trí nhớ của nghệ nhân Nguyễn Phú Đẹ. NSƯT Đỗ Quyên cũng nói, ngày nghệ nhân Trần Trọng Quế còn sống, ông cũng cho học trò hát cửa đình, nhưng không được trọn vẹn như bây giờ.
Hát cửa đình là hình thức cổ xưa nhất của ca trù. Ngày xưa, mỗi dịp làng mở hội đào kép ra đình hát thờ. Gia đình nghệ nhân Nguyễn Phú Đẹ cai quản vài chục cửa đình. Mãi đầu thế kỷ 20, các đào kép mới ra các đô thị lớn mở nhà hát. Tuy nhiên, từ sau hòa bình lập lại do nhận thức sai lệch về ca trù, nên nghệ thuật hát cửa đình bị đứt đoạn.
Hát cửa đình chuẩn mực nay mới manh nha được phục hồi ở Hải Phòng, tuy nhiên còn hàng ngàn không gian cửa đình làng Việt chưa có cơ hội về với hình thức sinh hoạt cộng đồng mỗi lễ hội xuân như vốn có. “Muốn bảo tồn phải có tiền. Đào kép xưa sống được bằng nghề, bây giờ họ đến với ca trù bằng trái tim. Nhiều nước phương Tây muốn bảo tồn giá trị cổ điển, họ phải trông vào các nhà bảo trợ. Ca trù cần được bảo vệ, tài trợ trong chính sách đặc biệt của nhà nước, như thế người ta mới yên tâm”, ông Hiền khẳng định.
Ngay sau buổi biểu diễn ở Hải Phòng, nhiều người trong giới nghiên cứu lẫn người yêu ca trù băn khoăn: Liệu canh hát có tiếp diễn hay sẽ mai một vì không có kinh phí. Người trong cuộc thú thật, chưa nhận được hỗ trợ kinh phí từ cơ quan Nhà nước nào, hi vọng trong năm mới 2015 này sẽ thay đổi.
Biểu diễn hát cửa đình tại đình Hàng Kênh.
|
Canh hát cửa đình tại đình Hàng Kênh được chuẩn bị kỹ lưỡng từ ánh sáng, âm thanh vì ngoài mục đích ra mắt còn để hàng chục máy ghi hình. Kéo dài nhỉnh hơn một tiếng đồng hồ, hình thức tưởng mai một
“Hát cửa đình, không chỉ có hát, mà còn có múa, diễn xướng trò diễn, và giáo phường ca trù thực sự là đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp tổng hợp, với phương thức truyền dạy, sáng tạo trong đó. Ông tôi sau khi hát cửa đình chấm dứt, từ một nghệ sĩ chuyên nghiệp phải giấu nghề, chuyển sang làm nông. Đó cũng là điều day dứt với các nghệ sĩ chuyên nghiệp” . Nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền. |