Gần đây, Bộ TT&TT đã có Thông tư 38 ngày 26/12/2016 quy định chi tiết về việc cung cấp thông tin công cộng qua biên giới và bước đầu có cơ sở pháp lý để yêu cầu các DN cung cấp thông tin qua biên giới phải có trách nhiệm gỡ bỏ thông tin theo quy định pháp luật Việt Nam.Về giải pháp truyền thông và hành lang pháp lý, để đối phó có hiệu quả với tin xấu trên mạng xã hội thì cần thiết phải có tính chính xác của các phương tiện thông tin đại chúng chính thống của chúng ta trên mạng. Khi thông tin báo chí chính thống không đầy đủ hoặc là chậm thì người dân sẽ tìm đọc trên mạng xã hội và phải thừa nhận là số đông vẫn tin vào báo chí chính thống, bằng chứng là lượng người đọc trên báo điện tử vẫn nổi trội, vẫn áp đảo. Chính vì vậy việc quy hoạch báo chí, làm trong sạch đội ngũ những người làm báo, chấn chỉnh những tiêu cực, đảm bảo sự minh bạch trong tiếp cận thông tin, đây là giải pháp căn bản nhất để chúng ta áp đảo những thông tin xuyên tạc, sai trái trên mạng xã hội.
Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Trương Minh Tuấn trả lời chất vấn đại biểu quốc hội chiều 18/4 |
Bộ TT&TT đã rà soát hành lang pháp lý và kiến nghị bổ sung cho phù hợp với Việt Nam và thông lệ quốc tế đối với lĩnh vực này.Còn đối với các trường hợp vi phạm, xác định được nhân thân của người vi phạm thì chúng tôi áp dụng các quy định của pháp luật hiện hành để xử lý và pháp luật của chúng ta đủ điều kiện để xử lý sai phạm đó. thực tế vừa qua, năm 2015 xử phạt hành chính 11 trường hợp, năm 2016 xử phạt 4 trường hợp, tiến hành 2 đợt thanh tra, từ đầu năm 2017 đến 12/4/2017, chúng tôi đã xử phạt 10 trường hợp.Đối với các trường hợp không xác định được các nhân thân, trước đây việc yêu cầu các DN cung cấp dịch vụ nước ngoài như Google, Facebook, Youtube gỡ bỏ thông tin vi phạm pháp luật Việt Nam là rất khó khăn, nhất là những trường hợp có yếu tố chính trị do sự khác biệt về môi trường pháp lý giữa Việt Nam và các nước. Tuy nhiên từ giữa tháng 2 trở lại đây, sau khi có Thông tư 38 thì Bộ TT&TT đã có cơ sở pháp lý để yêu cầu các DN nêu trên tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam. Đồng thời, Bộ TT&TT đã phát hiện, cảnh báo các DN Việt Nam về tình trạng google gắn các quảng cáo của nhiều thương hiệu nổi tiếng ở trong và ngoài nước trên các video clip thông tin phản động, bịa đặt, bôi nhọ danh dự của lãnh đạo cấp cao Việt Nam trên kênh Youtube của Google. Điều này đã dẫn đến việc các đại lý quảng cáo lớn ở Việt Nam đã đồng loạt dừng quảng cáo trên toàn hệ thống của Google thời gian vừa qua và Google đã đồng ý thiết lập cơ chế riêng để Bộ TT&TT có thể yêu cầu Google gỡ bỏ số lượng lớn video clip vi phạm trên Youtube. Thông thường là chỉ gỡ bỏ được 1 video clip trong một lần yêu cầu. Và làm như thế thì chúng ta không thể nao xử lý hết được, riêng trong thời gian vừa qua chúng tôi đã phát hiện hơn 2.200 clip và đến nay Bộ đã gửi yêu cầu ngăn chặn, gỡ bỏ hơn 2.200 clip có nội dung độc mà chủ yếu nói xấu, bôi nhọ đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước phát trên kênh Youtube. Và đến ngày 12/4/2017, Google đã ngăn chặn, gỡ bỏ 1.299 video clip có nội dung xấu, độc theo đề nghị của Bộ TT&TT và trong đó có việc phối hợp xử lý hẳn kênh hoạt động có 517 clip như vậy. Và không chỉ ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin vi phạm trên Youtube, gần đây nhất, trong buổi làn việc 4/4/2017, Bộ TT&TTđã tiếp tục làm việc và yêu cầu Google để đồng ý thiết lập cơ chế ngăn chặn, gỡ bỏ bỏ thông tin xấu độc, vi phạm pháp luật Việt Nam trên các nền tảng khác của Google như các Blog hay các trang web sử dụng hạ tầng của Google. Trong tháng tới chúng tôi sẽ làm việc tiếp với Facebook để gỡ bỏ các trang mạo danh lãnh đạo Đảng, Nhà nước ở trên Facebook. Và trong tháng 4/2017, Giám đốc điều hành nội dung của Facebook đã đồng ý vào Việt Nam làm việc với chúng tôi vào ngày 24-26/4 tới. Và Bộ TT&TT vừa thành lập tổ xử lý thông tin vi phạm trên mạng với sự tham gia của các đơn vị có liên quan như: Bộ công an để phối hợp xử lý thông tin vi phạm một cách nhanh chóng, hiệu quả nhất. Và từ việc xác định thông tin vi phạm cho tới việc thực hiện các biện pháp xử lý hành chính…Còn về giải pháp kỹ thuật, hiện nay Bộ TT&TT đã tổng hợp, nắm bắt thực trạng các DN trong nước cho tổ chức cá nhân nước ngoài thuê chỗ lưu trữ thông tin số tại Việt Nam để từ đó cung cấp thông tin công cộng cho người sử dụng Việt Nam. Trong đó chủ yếu là cho Google, Facebook. Điển hình như VNPT cho Google thuê 608 máy chủ, cho Facebook thuê 120 máy chủ, Viettel cho Google thuê 330 máy chủ và cho Facebook thuê 96 máy chủ và điều đặc biệt là các đơn vị này đều cho Facebook và Google thuê miễn phí. Vì thế, tới đây, Bộ sẽ tiến hành các biện pháp cần thiết đối với các DN này và yêu cầu các DN nước ngoài như Google, Facebook phải tuân thủ theo quy định pháp luật Việt Nam. Đây chính là một trong những giải pháp then chốt về mặt kỹ thuật. Xây dựng công cụ đo lường theo thời gian, mức độ lan truyền, phát tán thông tin trên mạng xã hội và các phương tiện thông tin truyền thông khác. Bên cạnh đó, chúng tôi nghiên cứu xây dựng công cụ quản lý, thu thập, phòng ngừa và cảnh báo, công cụ đánh giá truy cập web để làm căn cứ thực hiện các chính sách quản lý của nhà nước về thông tin trên Internet. Bởi vì hiện nay, trên 70% dân số Việt Nam truy cập, sử dung Internet thường xuyên. Đồng thời, chúng tôi sẽ phối hợp với các đơn vị quản lý và DN nghiên cứu để định hướng xây dựng bộ lọc và có cơ chế cập nhật khi có yêu cầu các DN để kịp thời ngăn chặn truy cập, chia sẻ, tạm thời ngừng hiển thị nội dung trên mạng Internet khi phát hiện thông tin vi phạm. Đồng thời chúng tôi có giải pháp về truyền thông nhận thức, chúng tôi đã định hướng kịp thời cho các cơ quan báo chí nên gần đây các cơ quan báo chí đã nêu rất đậm nét về vi phạm của Google, Facebook, Youtube kể cả trong nước và nước ngoài. Các cơ quan báo chí thông tin rộng rãi đến công chúng các hoạt động mà Bộ TT&TT đang triển khai và yêu cầu Google, Facebook nói riêng, các DN nước ngoài khi cung cấp thông tin công cộng xuyên biên giới vào Việt Nam nói chung phải tuân thủ những quy định của pháp luật Việt Nam.Đồng thời tăng cường giám sát, phát hiện các thông tin sai phạm từ cộng đồng. Bộ TT&TT tiếp tục chủ trì phối hợp các đơn vị để tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức cho người sử dụng mạng xã hội, thúc đẩy mạng xã hội do DN Việt Nam cung cấp dịch vụ để phát triển mạng xã hội của chính người Việt Nam. Các mạng xã hội của DN nước ngoài như Facebook, Youtube hiện vẫn chiếm thị phần lớn trong thị trường nên về ngắn hạn vẫn phải tiếp tục hợp tác với các đơn vị này. Nhưng về dài hạn, chúng ta cần có mạng xã hội tương đương, có khả năng thay thế, cạnh tranh với Facebook tại Việt Nam và do DN Việt Nam cung cấp dịch vụ. Bộ tiếp tục thiết lập mối quan hệ giữa Bộ với các DN nước ngoài cung cấp dịch vụ xuyên biên giới vào Việt Nam trong việc ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin xấu, độc, vi phạm pháp luật Việt Nam. Hiện nay Bộ đã thiết lập được đầu mối với Google và Facebook, đây là hai dịch vụ của nước ngoài có khá đông người Việt Nam sử dụng. Tới đây, Bộ sẽ thiết lập cơ chế hợp tác, phối hợp với một số DN khác như Apple, Microsoft… đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong khu vực và trên thế giới nhằm tăng cường trao đổi kinh nghiệm, xử lý các vấn đề này.Tham gia với các bộ ngành vì hầu hết việc quản lý của các bộ ngành đều được thực hiện trên mạng, ngay cả mua bán trực tuyến trên mạng, thanh toán trực tuyến, khám chữa bệnh, giáo dục đào tạo trực tuyến, xem phim trực tuyến… Do đó, việc quản lý hoạt động sử dụng thông tin, dịch vụ trên mạng liên quan đến nhiều bộ ngành, nên cần sự phối hợp chặt chẽ của các ngành liên quan. Bộ TT&TT là cơ quan chịu trách nhiệm, đầu mối xử lý thông tin vi phạm nói chung và quản lý thông tin trên mạng…