Hôm 5/11, con đập bị vỡ tại Brazil mang theo nhiều bùn và chất thải từ mỏ khai thác quặng gần đó đã bị vỡ, khiến 13 người thiệt mạng. Đây là thảm họa ô nhiễm lớn nhất của Brazil từ trước tới nay. Ngay sau đó, các cơ quan chức năng đã phát hiện mức độ ô nhiễm “không thể chấp nhận được” trong bùn và nước sông Rio Doce.
Cụ thể, hàm lượng thạch tín cao gấp 10 lần mức cho phép tại 7 địa điểm dọc theo sông Rio Doce trải dài 500 dặm. Tuy nhiên, công ty khai thác mỏ Samarco vẫn khẳng định, các chất thải từ mỏ khai thác xả vào đập không có hại cho môi trường và con người.
Chủ sở hữu công ty Samarco là tập đoàn Vale SA của Brazil và tập đoàn BHP của Australia cho biết, họ đang thực hiện mọi biện pháp có thể để hỗ trợ khẩn cấp cho những người bị ảnh hưởng sau vụ vỡ đập và giảm các ảnh hưởng về xã hội và kinh tế do thảm họa này gây nên.
Trước đó, các cơ quan nhân quyền tại Liên Hợp quốc đã đưa ra bằng chứng cho thấy trong bùn chứa hàm lượng kim loại nặng và hóa chất độc hại khác. Các xét nghiệm trên mặt nước cũng cho ra kết quả với mức độ thạch tín cao hơn nhiều quy định của pháp luật.