Nó làm lay động địa chính trị và góp phần định hình trật tự kinh tế thế giới.Bài 1: “Thoát Âu” hay “Âu thoát” - nghịch lý của thời đạiNăm1973, Anh gia nhập Cộng đồng châu Âu, chủ yếu bị hấp dẫn bởi một sự phồn vinh kinh tế của châu Âu, với ý đồ dựa vào châu Âu để thoát khỏi cảnh ngộ tăng trưởng chậm chạp. Trong mấy chục năm, Anh luôn phản đối trục Pháp - Đức muốn hợp nhất châu Âu để cạnh tranh và soán ngôi bá chủ thế giới của Mỹ. Anh từ chối gia nhập Eurozone, từ chối gia nhập Hiệp ước Schengen, từ chối nhất thể hóa chính trị châu Âu.Nhiều lợi íchAnh cần có thị trường thống nhất của EU, nhưng kiên quyết từ chối xây dựng EU trở thành một siêu thực thể chủ quyền quốc gia, đi đầu trong việc hạn chế xuất hiện của “Hợp chủng quốc châu Âu”. Hứng thú lớn nhất của Anh đối với EU chính là việc làm, đầu tư, lợi ích thương mại mà thị trường với dân số 500 triệu người có thể mang đến cho quốc đảo này. Thủ tướng Anh Cameron tuyên bố rõ ràng nguyên tắc mang tính chủ đạo trong việc xử lý quan hệ với EU chính là tìm kiếm lợi ích quốc gia thực tế của Anh. Hiện nay, EU là đối tác thương mại lớn nhất của Anh, kim ngạch thương mại hàng năm với các nước EU đạt trên 400 tỷ Bảng, chiếm hơn một nửa tổng kim ngạch thương mại, khoảng 15% GDP của Anh. Khoảng 45% xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của Anh đổ sang các nước thành viên EU, và khoảng 53% hàng nhập khẩu của nước này đến từ các quốc gia EU.
Về tài chính, Trung tâm tài chính London đảm nhận 74% giao dịch ngoại hối của EU, 40% giao dịch đồng Euro của thế giới, quản lý 85% tài sản quỹ đầu cơ cũng như gần một nửa bảo hiểm tiền gửi của EU. Trung tâm tài chính ở Anh có 250 ngân hàng nước ngoài, nhiều tổ chức tài chính bao gồm Goldman Sachs, Deusche Bank… Hàng năm, kinh tế Anh được lợi 90 tỷ Bảng từ thị trường thống nhất châu Âu. Số tiền này cao hơn nhiều so với phí hội viên 6 tỷ Bảng mà nước này phải đóng.EU có ảnh hưởng lớn trong cạnh tranh quốc tế. Dựa vào sân chơi EU, Anh đã tăng thêm tiếng nói của mình. Nhưng ở sân chơi này, Anh chưa thể chi phối EU, lại bị EU ràng buộc. Có thể nói, mặc dù có mâu thuẫn, nước Anh đã thỏa mãn về lợi ích kinh tế khi tham gia vào EU.Vì sao lại tổ chức trưng cầu Brexit?Ở mức độ nào đó, kịch bản Brexit trở thành lựa chọn chính trị có tính hiện thực hiện nay, là do đảng Bảo thủ xuất phát từ nhu cầu chính trị của bầu cử mà làm cho to chuyện. Kịch bản Brexit luôn tồn tại, nhưng sức mạnh của đảng Độc lập Anh - đảng đưa ra yêu cầu này trước tiên lại có hạn, chỉ cần 2 chính đảng chủ yếu là đảng Bảo thủ và Công đảng liên kết, hoàn toàn có khả năng kiềm chế khả năng Brexit và làm cho nó trở thành tiếng nói bên lề. Nhưng chính sách kinh tế xã hội mà Thủ tướng David Cameron thực hiện trong nhiệm kỳ thứ nhất đã tổn hại đến lợi ích của tầng lợp trung và hạ lưu trong xã hội, dẫn đến phản đối không ngừng. Để đánh bại Công đảng cánh tả trong cuộc bầu cử năm 2015, nhóm tranh cử của ông Cameron quyết định lựa chọn chiêu bài Brexit mang màu sắc chủ nghĩa dân túy, để đánh lạc hướng dư luận xã hội và giành lấy phiếu bầu từ cánh hữu.Như vậy, trưng cầu ý dân rời khỏi EU chỉ là công cụ tranh cử được đảng Bảo thủ của ông Cameron tạo ra, là con bài đàm phán được tạo ra để mặc cả với EU. Từ góc độ kinh tế, đối với Anh, quan hệ kinh tế với EU là không thể thay thế. Nếu thực sự rời khỏi EU, cho dù Anh lợi dụng vị thế nước thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), để đưa ra điều khoản tối huệ quốc, trên thực tế cũng không thế thoát khỏi hạn chế của các điều khoản EU, vì hàng hóa không thỏa mãn tiêu chuẩn của EU sẽ không thể tiến vào thị trường này. Ngay cả tăng cường quan hệ với Khối thịnh vượng chung cũng không thể bảo đảm cho Anh thoát khỏi ảnh hưởng kinh tế của EU. Trong trường hợp Anh thông qua việc đạt được hiệp định thương mại với Mỹ (như Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã nêu ra) để bảo đảm cho thị phần đã mất, được coi là nền kinh tế có quy mô trung bình, nếu không có sân chơi EU, khi triển khai đàm phán thương mại với các nền kinh tế có trọng lượng siêu lớn, Anh sẽ ở trong tình thế không thuận lợi. Như vậy, Thủ tướng Cameron thực sự không muốn Brexit.Và kết quả bất ngờNhưng khi triển khai, thật không ngờ Brexit lại được hưởng ứng rầm rộ. Tầng lớp cao tuổi, những người thu nhập thấp, những người bị gạt ra ngoài lề của quá trình toàn cầu hóa đã bỏ phiếu cho Brexit. Người ta hứng thú với con số 350 triệu Bảng mỗi tuần lệ phí của Anh nộp cho EU sẽ được chuyển thành bảo hiểm y tế quốc gia khi Anh rời khỏi EU. Brexit đã trở thành hiện thực. Người ta tin rằng có những thế lực quốc tế hùng mạnh tác động tinh vi vào quá trình đó. Tờ The New York Times ngày 26/6 viết: “Mỹ có những lợi ích rất lớn trong cuộc đàm phán của ông Cameron với EU. Nhưng Tổng thống Mỹ đã dành nhiều thời gian chơi golf hơn là ngăn chặn sự chia rẽ giữa một trong những đối tác và đồng minh quan trọng nhất khi quá trình đàm phán diễn ra. Mỹ ra đi, châu Âu có xu hướng thất bại. Hậu quả của việc Mỹ rời bỏ châu Âu từ thời ông Bush (con) và ông Obama đang trở nên rõ ràng. Nếu Mỹ can dự sớm hơn và hiệu quả hơn thì có thể việc nước Anh rời bỏ châu Âu sẽ chẳng xảy ra”. Không chỉ có thế. Những nhà lãnh đạo châu Âu biết rất rõ Mỹ đã dùng vị thế của đồng USD để kìm tỏa châu Âu, gây ra cuộc khủng hoảng nợ, khủng hoảng Eurozone, thực hiện “Kế hoạch Đại Trung Đông”, tạo ra làn sóng di cư vào châu Âu. Thái độ của chính quyền Anh dù vô tình hay hữu ý đã nhiều lần tiếp tay cho Mỹ, làm tổn hại lợi ích của EU. Chính vì vậy mà lãnh đạo EU đã tỏ thái độ cứng rắn với Anh.Ngay sau khi kết quả được công bố, khi ông Cameron còn muốn câu giờ, hy vọng sẽ còn vớt vát được những quan hệ kinh tế sau Brexit, thì EU đã tuyên bố thẳng thừng: Anh cần phải hoàn thành thủ tục rời khỏi EU càng sớm càng tốt. EU đã thực hiện chiến thuật “lên gác rút thang”.Brexit (Thoát Âu), từ một chiêu bài chính trị để tranh thủ lá phiếu đã biến thành hiện thực, làm tiêu tan sự nghiệp của người đưa ra nó, làm thay đổi trật tự kinh tế thế giới, thậm chí định hình kết cấu địa chính trị trên toàn cầu. Có thể thấy, giới tinh hoa chính trị Anh trong nhiều thập kỷ đã lợi dụng các thế lực chính trị, kinh tế hùng mạnh trên thế giới để giành lợi ích cho đất nước mình. Song họ không biết chính họ cũng lại bị những thế lực hùng mạnh hơn điều khiển để phục vụ cho những mưu đồ chiến lược hoặc lôi kéo họ vào các cuộc cạnh tranh quyền lực với các thế lực khác, trong đó có việc kiềm chế EU. Về phần mình, EU lại lợi dụng chính kết quả của Brexit, biến nó thành một kế hoạch mới. Và thái độ của Mỹ đã gieo mầm cho quyết tâm của châu Âu thoát khỏi sự kiểm soát của Mỹ (nghĩa là Âu Thoát).
Ảnh minh họa. |
(còn nữa)