Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Các chỉ số chứng khoán Mỹ tăng mạnh

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Chốt ngày, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 115,49 điểm (+0,93%) lên 12.595,37 điểm, cao nhất kể từ ngày 5/6/2008. Chỉ số S&P 500 tăng 11,99 điểm (+0,9%) lên 1.347,24 điểm, cao nhất kể từ ngày 17/6/2008.

KTĐT - Chốt ngày, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 115,49 điểm (+0,93%) lên 12.595,37 điểm, cao nhất kể từ ngày 5/6/2008. Chỉ số S&P 500 tăng 11,99 điểm (+0,9%) lên 1.347,24 điểm, cao nhất kể từ ngày 17/6/2008.

Các chỉ số chứng khoán Mỹ tăng mạnh trong phiên 26/4 lên các mức cao nhất trong nhiều năm, sau một loạt báo cáo lợi nhuận doanh nghiệp khả quan. Trong đó, đáng chú ý, chỉ số S&P 500 đã vượt qua ngưỡng cản kỹ thuật 1.344 điểm.

Chốt ngày, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 115,49 điểm (+0,93%) lên 12.595,37 điểm, cao nhất kể từ ngày 5/6/2008. Chỉ số S&P 500 tăng 11,99 điểm (+0,9%) lên 1.347,24 điểm, cao nhất kể từ ngày 17/6/2008. Chỉ số Nasdaq tăng 21,66 điểm (+0,77%) lên 2.847,54 điểm, cao nhất kể từ ngày 31/10/2007.

Khối lượng chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq chỉ đạt 7,31 tỷ cổ phiếu, thấp hơn mức trung bình hàng ngày năm nay 7,73 tỷ cổ phiếu và mức 8,47 tỷ cổ phiếu trong năm 2010.

Đà tăng mạnh của các chỉ số trong phiên giao dịch 26/4, chủ yếu là nhờ vào kết quả công bố lợi nhuận doanh nghiệp đầy lạc quan, như của Ford, 3M và United Parcel Services (UPS). Cổ phiếu của các hãng này tăng lần lượt là 0,7%, 1,9% và 0,9%.

Tuy nhiên, khối lượng giao dịch ở mức thấp, là do nhà đầu tư đang thận trọng trước thềm cuộc họp chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ. Nhà đầu tư đang chờ đợi bài phát biểu của Chủ tịch cơ quan này, ông Ben Bernanke.

Tương tự thị trường Mỹ, các sàn chứng khoán châu Âu chốt phiên ở mức cao nhất trong 2 tuần. Chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 0,85% lên 6.069,36 điểm. Chỉ số DAX của Đức tăng 0,84% lên 7.356,51 điểm. Chỉ số CAC 40 của Pháp tiến 0,58% lên 4.045,29 điểm.

Trong khi đó, làn sóng chốt lời của giới đầu tư trước thời điểm các tập đoàn công bố kết quả kinh doanh và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) nhóm họp, đã khiến các thị trường chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương đỏ rực trong phiên giao dịch ngày 26/4.

Thị trường chứng khoán Nhật Bản dẫn đầu mức giảm điểm trong khu vực, với 1,17%, xuống 9.558,69 điểm, mức thấp nhất trong một tuần do sự đi xuống của nhóm cổ phiếu hàng xuất khẩu trước áp lực của việc đồng Yên lên giá.

Đứng kế sau Nhật Bản, là thị trường Trung Quốc, chỉ số Shanghai Composite giảm 0,88% sau khi Ủy ban Giám sát ngân hàng Trung Quốc yêu cầu 5 nhà băng lớn nhất quốc gia này nâng hệ số an toàn vốn tối thiểu.

Sàn chứng khoán Hàn Quốc mất mốc cao kỷ lục, do sự đi xuống của nhóm cổ phiếu thép, hóa chất và tài chính. Chỉ số Kospi của thị trường này rớt 0,44%. Các chỉ số khác như Hang Seng của Hồng Kông, Taiex của Đài Loan, Straits Times của Singapore giảm lần lượt 0,54%, 0,03% và 0,5%.