Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Các chiêu lách luật của ngân hàng

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Thực hiện mục tiêu thắt chặt cung tiền để kiềm chế lạm phát, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có một loạt chính sách cụ thể về tiền tệ.

KTĐT - Thực hiện mục tiêuthắt chặt cung tiền để kiềm chế lạm phát, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có một loạtchính sách cụ thể về tiền tệ. Đáng chú ý làviệc tăng lãi suất trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu…


Những động thái này của NHNN đã đẩy nhiều ngân hàng, nhất là ngân hàng nhỏ vào tình trạng thiếu vốn, có nguy cơ thiếu thanh khoản. Để có thể có vốn, các ngân hàng thương mại không có cách gì khác hơn là nâng lãi suất. Vụ nâng lãi suất tiền gửi lên 17%hồi trước Tết là một ví dụ. Nhưng NHNN đã khống chế trần lãi suất tiền gửi 14%/năm và xử lý mạnh tay với ngân hàng vi phạm đã kịp thời dập tắt cuộc đua nâng lãi suất ở các ngân hàng thương mại. Mới đây, NHNN lại quyết định các tổ chức tín dụng chỉ được trả lãi cho khoản tiền gửikỳ hạnnhưng rút lãi trước kỳ hạn với mức lãi suất thấp nhất của loại hình không kỳ hạn. Động thái này của NHNN có vẻ như muốn tạo nên sự ổn định trong thị trường tiền tệ khi không khuyến khíchngười gửi tiền rút ra trước kỳ hạn. Song điều này lại gây khó cho các ngân hàng thương mại vì trong bối cảnh lạm phát tăng cao (3 tháng chỉ số CPI đã trên 6,3% gần bằng kế hoạch cả năm của Chính phủ) người gửi chỉ muốn gửi tiền ở nơi có lãi suất cao và có thể cơ động khi cần rút vốn đầu tư vào các hoạt động sinh lời khác. Đặc biệt, những khách hàng này lại thường là khách hàng lớn. Nếu áp dụng quy định về trả lãi không kỳ hạn thấp nhất cho khách gửi có kỳ hạn rút trước kỳ hạn sẽ khiến ngân hàng mất khách vì tiền lãi không kỳ hạn chỉ 2 - 3%/năm trong khi lãi có kỳ hạn tới 14%/năm.


Để thu hút khách, các ngân hàng thương mại đã lách luật bằng nhiều chiêu. Thứ nhất, các ngân hàng tăng lãi suất các kỳ hạn ngắn 1 tháng, 3 tháng lên cao gần mức 12 tháng (14%/năm), tăng lãi suất không kỳ hạn từ 2-3%/năm lên 7-8-9% năm. Điều này, khi áp dụng quy định về lãi suất khi rút trước kỳ hạn sẽ không thiệt hại cho khách. Có ngân hàng còn quy định lãi suất linh hoạt theo lượng tiền gửi. Chẳng hạn ở Ngân hàng Việt Á, lãi suất không kỳ hạn với khoản tiền gửi 1 tỷ đồng trở lên là 8%/năm; từ 400 triệu đến dưới 1 tỷ đồng là 7,8%/năm;…


Việc nâng lãi suất không kỳ hạn lên vừa giúp ngân hàng thương mại thu hút được vốn, vừa "né" được quy định của NHNN.


Thứ hai, các ngân hàng đưa ra một sản phẩm mới đó là "tiền gửi có kỳ hạn" nhưng được "rút gốc linh hoạt" với "lãi suất theo thời gian gửi". Theo đó, khách hàng gửi tiền có kỳ hạn 12 tháng với lãi suất quy định 14%/năm, nhưng nếu tút tiền sớm hơn thì vẫn tính lãi suất trên theo thời gian được gửi.


Mặt khác, sản phẩm " tiền gửi có kỳ hạn" được " rút gốc linh hoạt" lại " né" được quyết định về số tiền giữ lại theo tỷ lệ dự trữ bắt buộc của NHNN. Theo quy định hiện hành tỷ lệ dự trữ bắt buộcđối với VND kỳ hạn dưới 12 tháng là 3%, trên 12 tháng là 1% tính trên tổng số dư huy động. Nếu ngân hàng thương mại sử dụng sản phẩm "tiền gửi có kỳ hạn" trên 365 ngày theo sổ sách sẽ chỉ phảidự trữ bắt buộc 1% trên tổng dư nợ huy động, nhưng thực tế lại cho khách " rút gốc linh hoạt" mà vẫn không bị áp dự trữ bắt buộc.


Phải nói rằng, các ngân hàng thương mại quá khôn khi đưa ra những chiêu lách các quy định của NHNN mà không bị phạm luật.