Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Các hãng hàng không lo thiếu bãi đậu cho máy bay

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Nhiều hành khách khi nghe tiếp viên thông báo hạ cánh chậm giờ do phải xếp hàng chờ đến lượt, đã ồ lên: "Tắc đường rồi". Anh Quang - một hành khách thốt lên: "Tưởng tắc đường chỉ có ở dưới đất, ai dè trên trời cũng chẳng khá hơn".

KTĐT - Nhiều hành khách khi nghe tiếp viên thông báo hạ cánh chậm giờ do phải xếp hàng chờ đến lượt, đã ồ lên: "Tắc đường rồi". Anh Quang - một hành khách thốt lên: "Tưởng tắc đường chỉ có ở dưới đất, ai dè trên trời cũng chẳng khá hơn".

Hành khách bắt đầu phải xếp hàng trên trời để chờ được hạ cánh. Cả cơ quan quản lý và nhà khai thác vận chuyển càng lo thiếu bãi đỗ khi có thêm cả trăm chiếc máy bay đang chờ về Việt Nam phục vụ nhu cầu đi lại.

Chuyến bay VN231 từ Hà Nội đi TP HCM đêm 27/7 của Vietnam Airlines cất cánh theo đúng lịch trình, nhưng lại không thể hạ cánh đúng giờ dự kiến. Hành khách được thông báo việc hạ cánh chậm 10 phút do phải xếp hàng chờ 2 chuyến bay trước đó.

Nhiều hành khách khi nghe tiếp viên thông báo hạ cánh chậm giờ do phải xếp hàng chờ đến lượt, đã ồ lên: "Tắc đường rồi". Anh Quang - một hành khách thốt lên: "Tưởng tắc đường chỉ có ở dưới đất, ai dè trên trời cũng chẳng khá hơn".

Anh Thái - một hành khách thường xuyên đi công tác bằng đường hàng không cho hay, chuyện máy bay phải xếp hàng để chờ hạ cánh xảy ra như cơm bữa. Chặng căng thẳng nhất là Hà Nội - TP HCM và ngược lại. Chuyến bay cách đây 2 tuần từ TP HCM ra Hà Nội cũng bị hạ cánh muộn gần 20 phút do phải xếp hàng chờ.

"Tôi thường xuyên đi nước ngoài và cũng có vài ba lần phải ngồi trên máy bay cả nửa tiếng để chờ đến lượt hạ cánh. Tuy nhiên, điều này chỉ xảy ra khi nước sở tại có sự kiện lớn với quá nhiều lãnh đạo, cấp cao, doanh nghiệp và du khách tới tham gia lễ hội", anh Thái nói.

Trên thực tế, chuyện "tắc đường hàng không" đã xảy ra từ vài ba năm trước khi những sân bay quốc tế lớn như Nội Bài - TP HCM phải tiếp nhận quá nhiều máy bay để phục vụ nhu cầu đi lại của hành khách. Từ năm 2008, Vietnam Airlines đã bày tỏ lo ngại việc một số sân bay hiện nay khó đáp ứng được nhu cầu bãi đỗ khi có quá nhiều máy bay về.

Một quan chức Vietnam Airlines cho biết hiện tại chuyện "tắc đường" trên trời đã xảy ra trên nhiều chặng nội địa. Ông dự báo tình trạng này sẽ trở nên trầm trọng trong tương lai nếu các hãng tiếp nhận thêm hợp đồng thuê mua máy bay mà vấn đề hạ tầng không giải quyết.

Trong lần trao đổi với PV, ông Lại Xuân Thanh, Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam cũng thừa nhận, không chỉ các hãng hàng không kêu ca mà ngay cả cơ quan Nhà nước cũng đau đầu chuyện thiếu bãi đỗ tàu bay. Nhiều dự án mở rộng và nâng cấp các cảng hàng không đang được thực hiện. Tuy nhiên để giải quyết vấn đề này theo ông cần nhiều thời gian, vốn để triển khai nhiều dự án sân bay...

Một chuyên gia am hiểu về lĩnh vực hàng không nhận xét sân bay Tân Sân Nhất và Nội bài đang rất chật chội và quá tải về bãi đỗ dù các dự án lớn như nhà ga mới T2 (Tân Sơn Nhất), T1 (Nội Bài) đã được triển khai. Tân Sơn Nhất, tuy đã tiến hành mở rộng tới trên 35 chỗ đỗ song cũng chỉ phục vụ cho gần 150 chuyến bay lên xuống mỗi ngày. Nội Bài với 24 chỗ đỗ cũng đón tiếp trung bình gần 90 chuyến mỗi ngày.

Theo kế hoạch, tháng 8 tới, Hãng hàng không tư nhân Mekong Air sẽ tiếp nhận chiếc máy bay đầu tiên để phục vụ cho việc khởi động đường bay vào tháng 10. Hãng Vietjet cũng trình bản kế hoạch tiếp nhận máy bay để khởi động tránh nguy cơ bị rút giấy phép.

Hãng giá rẻ Jetstar cũng vừa tuyên bố sẽ tiếp nhận một chiếc A320 vào tháng 10 tới. Đội bay của hãng sẽ có khoảng 16 chiếc vào năm 2014, thay cho 5 chiếc hiện tại. Vietnam Airlines cũng sẽ tiếp nhận khoảng 40 chiếc máy bay nữa đến năm 2015.

Ngoài ra, việc ông chủ câu lạc bộ bóng đá Hoàng Anh Gia Lai - Đoàn Nguyên Đức sắm máy bay, tiếp đến là ông chủ thép - Tập đoàn Hòa Phát - Trần Đình Long đang dấy lên phong trào sắm phi cơ riêng. Chỉ sau vài ngày chiếc trực thăng của ông Long có mặt tại Đà Nẵng, ông chủ tịch câu lạc bộ bóng đá T&T cũng cho phép doanh nghiệp con của mình sắm trực thăng để phục vụ công tác vận chuyển. Hai đại gia khác ở TP HCM và Hà Nội cũng đang rập rịch với kế hoạch sắm máy bay riêng.

Việc đại gia thi nhau sắm máy bay cộng thêm việc có nhiều hãng hàng không tư nhân ra đời, chưa kể hơn 40 hãng hàng không thế giới đã lần lượt hiện diện tại VN khiến cho bài toán "tắc đường" hàng không càng thêm khó giải.