Các mảnh vỡ tên lửa của Trung Quốc sắp rơi xuống Trái Đất

Hoài Phương (Theo Reuters)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Tàn dư của tên lửa lớn nhất Trung Quốc được phóng vào tuần trước dự kiến ​​sẽ tiếp đất vào hôm nay (8/5) hoặc ngày mai (9/5), theo một trung tâm nghiên cứu và phát triển không gian do Mỹ tài trợ.

Tên lửa Trường Chinh 5B cất cánh từ Trung tâm Phóng vũ trụ Văn Xương, Hải Nam, Trung Quốc ngày 29/4. Nguồn: Reuters
Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 7/5 cho biết, hầu hết các mảnh vỡ từ tên lửa sẽ bị đốt cháy trong quá trình xuyên qua bầu khí quyển nên có rất ít khả năng gây tổn hại cho con người cũng như cơ sở vật chất trên mặt đất.
Tập đoàn Hàng không Vũ trụ dự đoán tên lửa Trường Chinh 5B sẽ rơi xuống mặt đất trong vòng 8 giờ nữa, khả năng cao sẽ quanh khu vực Đảo Bắc của New Zealand.
Trường Chinh 5B bao gồm một tầng lõi và bốn tên lửa đẩy, được phóng từ đảo Hải Nam của Trung Quốc vào ngày 29/4 với module không người lái Thiên Hà, nơi sinh sống của ba phi hành đoàn trên một trạm vũ trụ thường trực của Trung Quốc. Đây là phần quan trọng trong kế hoạch đầy tham vọng làm chủ không gian và thăm dò mặt trăng, thậm chí là cả sao Hỏa của quốc gia đông dân nhất thế giới này.
"Việc tên lửa Trường Chinh 5B bị mất kiểm soát và rơi xuống mặt đất là điều nằm ngoài dự tính vì trong quá trình phóng, giai đoạn đầu của tên lửa đạt vận tốc quỹ đạo thay vì rơi xuống như thông lệ. Thân tên lửa rỗng ở trong quỹ đạo hình elip quanh Trái đất và dần dần bị mất kiểm soát ", Tập đoàn Hàng không vũ trụ Mỹ cho biết trong một bài đăng trên blog.
Đây là một trong những mảnh vỡ không gian lớn nhất quay lại Trái Đất, nặng 21 tấn. Tầng lõi của Trường Chinh 5B đầu tiên rơi xuống mặt đất vào năm ngoái nặng gần 20 tấn, hơn cả các mảnh vỡ từ tàu con thoi Columbia vào năm 2003, trạm vũ trụ Salyut 7 của Liên Xô năm 1991 và Skylab của NASA vào năm 1979.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần