Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Cách hạn chế khô môi

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Khô môi là triệu chứng nhiều nguyên nhân, như do thời tiết lạnh và khô, ảnh hưởng của ánh nắng mặt trời

KTĐT - Khô môi là triệu chứng nhiều nguyên nhân, như do thời tiết lạnh và khô, ảnh hưởng của ánh nắng mặt trời, môi trường làm việc máy lạnh, do liếm môi thường xuyên, do hóa chất từ son môi, từ chất xăm môi…


Tôi 23 tuổi, gần đây môi thường xuyên bị khô, cảm giác rất khó chịu, đôi khi hơi rát. Tôi phải làm gì để hạn chế tình trạng này, mong bác sĩ tư vấn. (Khánh Chi, Phú Nhuận)

Trả lời:

 

Khô môi là triệu chứng nhiều nguyên nhân, như do thời tiết lạnh và khô, ảnh hưởng của ánh nắng mặt trời, môi trường làm việc máy lạnh, do liếm môi thường xuyên, do hóa chất từ son môi, từ chất xăm môi…

 

Triệu chứng thường gặp là môi bị khô, nứt, đau, đóng vảy có khi rướm máu. Để hạn chế tình trạng này, trước hết bạn cần tránh các yếu tố gây khô môi như đã kể trên, tránh liếm thường xuyên môi, vìliếm môi chỉ giữ ẩm trong một thời gian ngắn, tạm thời, nhưng sau đó nước bọt khô đi, nó cũng sẽ làm khô lượng chất ẩm trên môi đã tồn tại trước đó, kết quả là chứng khô môi sẽ càng nhiều hơn.

 

Bạn cũng cần uống đủ nước,ít nhất là 2 lít trong ngày, điều này giúp giữ các tế bào ở môi được cung cấp đầy đủ lượng nước, nên chia đều1-2 giờ/1 ly, dùng son dưỡng môi mỗi giờ một lần,nếu khô môi có đóng lớp vảy bạn cần dùng bàn chải mềm chà nhẹ để lớp vảy trên môi tróc ra; bổ sung vitamine và muối khoáng, thường dùng Beroca 1 viên/ ngày, uống trong 7-10 ngày; ăn thêm trái cây, rau có chứa chất carotene như cà rốt, cà chua...

 

BS.CKI.Trần Quốc Long

Phó khoa Khám - BV Điều dưỡng và

phục hồi chức năng Bưu Điện 2