Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Cải cách hành chính ngành giáo dục và đào tạo

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Trong cải cách nền hành chính nhà nước, cải cách thủ tục hành chính là nhiệm vụ quan trọng và cơ bản nhất.

Cải cách thủ tục hành chính gắn liền với cơ chế “một cửa” ở các cấp chính quyền địa phương đã tạo ra sự thống nhất trong hệ thống hành chính nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ lãnh đạo, cán bộ công chức, viên chức, lao động hợp đồng trong quá trình giải quyết công việc giữa tổ chức với các phòng ban, đoàn thể và giải quyết công việc giữa tổ chức chính trị của nhà nước với công dân, góp phần cải thiện mối quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với nhau và giữa cơ quan hành chính nhà nước với công dân trong quá trình thực thi công vụ.

Về cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính nhà nước được điều chỉnh, sắp xếp một cách khoa học và hợp lý hơn. Xác định rõ phạm vi, nội dung, chức năng quản lý nhà nước trên các lĩnh vực theo nguyên tắc quản lý đa ngành, đa lĩnh vực. Chính quyền địa phương được phân cấp nhiều hơn.

Công tác chăm lo đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, cải cách chế độ công vụ , công chức được đẩy mạnh nhằm sớm chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức theo qui định.

Khuyến khích cán bộ, công chức tự học tập để nâng cao trình độ năng lực thực thi nhiệm vụ.

Việc cải cách hành chính ngành giáo dục và đào tạo nhằm xây dựng một nền tảng hành chính dân chủ, trong sạch, vứng mạnh, từng bước hiện đại trong ngành giáo dục và đào tạo.Thủ tục hành chính được công khai, minh bạch theo hướng đơn giản hóa; nâng cao hiệu quả trong việc giải quyết thủ tục hành chính từ Sở đến các cơ sở giáo dục.

Theo đó, có 6 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để thực hiện cải cách hành chính:

1. Cải cách về thể chế và thủ tục hành chính. Cần tiếp tục rà soát các văn bản qui phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực giáo dục và đào tạo do Hội đồng nhân dân ban hành, kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ xung, bãi bỏ các văn bản không còn phù hợp, hết hiệu lực hoặc trái với qui định.

2. Hiện đại hóa hành chính Nhà nước: Giảm hội họp, giảm giấy tờ hành chính không cần thiết, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý văn bản trên mạng máy tính.

3. Cải cách bộ máy hành chính. Rà soát, đề nghị điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của đơn vị cho phù hợp với qui định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục.

4. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức viên chức. Xây dựng đội ngũ nhà giáo đạt chuẩn, bồi dưỡng giáo viên, xây dựng cán bộ nguồn.

5. Cải cách tài chính công bằng cách mở rộng phân cấp trên một số lĩnh vực, nâng cao hiệu quả chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế.Cải cách tiền lương và các chính sách đãi ngộ đối với cán bộ công chức, viên chức ngành giáo dục.

6. Tăng cường công tác chỉ đạo thực hiện cải cách hành chính bằng việc tuyên truyền, thanh tra, kiểm tra công vụ, thu thập ý kiến, xây dựng và ban hành tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính đối với các phòng ban Sở và cơ sở giáo dục.