Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Cần “chuẩn” khắt khe trong đào tạo sinh viên y khoa

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Chưa bao giờ những sai sót về y khoa lại diễn ra với tần suất dày đặc như thời gian vừa qua và cũng chưa bao giờ câu chuyện về y đức lại được nhắc đến nhiều đến vậy.

Cho nên vấn đề đào tạo sinh viên y khoa hiện nay đang được đánh giá ở mức báo động, cần sớm có sự điều chỉnh. Phóng viên báo Kinh tế & Đô thị đã có cuộc trao đổi với GS Nguyễn Lân Việt - Viện trưởng Viện Tim mạch Quốc gia - nguyên Hiệu trưởng ĐH Y Hà Nội xung quanh vấn đề này.

 
Cần “chuẩn” khắt khe trong đào tạo sinh viên y khoa - Ảnh 1

 

Ông nhìn nhận thế nào về việc các trường đua nhau mở mã ngành đào tạo y khoa như hiện nay?

 

- Nếu như ĐH Y Hà Nội sinh viên đạt 27,5 điểm mới đỗ ĐH thì hiện nay, nhiều trường đào tạo bác sĩ chỉ lấy
Bộ đã có ý kiến chỉ đạo các đơn vị của Bộ thẩm định việc này bằng hai hướng: Kiểm tra đột xuất, tái định kỳ các trường đã cấp phép, đặc biệt là các trường Đồng bằng sông Cửu Long. Nếu trường nào không đủ điều kiện, sẽ đóng cửa, đình chỉ tuyển sinh; Đồng thời sẽ có có quy trình kiểm định nghiêm túc, thực chất để đảm bảo chất lượng. Ông  Phạm Vũ Luận Bộ trưởng Bộ GD&ĐT
đầu vào 14 điểm (bằng điểm sàn), nhìn vào đó đã phần nào nói lên chất lượng. Chưa kể đến điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị để sinh viên y khoa thực hành ở một số cơ sở đào tạo hiện nay cũng có vấn đề. Đặc biệt, với điều kiện bắt buộc phải có bệnh viện thực hành thì nhiều nơi không có. Sinh viên y khoa đâu chỉ học trên máy vi tính, trên giảng đường, mà ngay năm thứ nhất, sinh viên đã cần đến các labô xét nghiệm, cần đến xác người để học giải phẫu. Chưa kể, nếu không có đội ngũ các thầy thuốc giỏi của từng chuyên khoa thì khó có thể đảm bảo việc dạy học tốt, khó đào đạo được những bác sĩ tương lai giỏi. Nếu một trường đào tạo y khoa không hội tụ đủ các yếu tố này thì không nên đào tạo, vì nếu cố cũng sẽ đào tạo ẩu, khi đó sẽ cho "ra lò" những sản phẩm không như mong đợi. Nếu một kỹ sư được đào tạo kém, có thể phá hỏng máy móc, nhưng một bác sĩ được đào tạo tồi, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng con người.

 

Dù không có bệnh viện thực hành nhưng nhiều trường đạo tạo y khoa hiện nay vẫn gửi sinh viên thực tập tại các bệnh viện, như thế có đảm bảo không, thưa giáo sư?

 

- Đấy chỉ là giải pháp tình thế, không thể lâu dài được. Về mặt đào tạo, tôi cho rằng cần phải có quy chuẩn đối với trường ĐH, và trường đào tạo về ngành y sẽ phải khắt khe hơn vì tính đặc thù của nó. Trong đó, cần phải có quy định về bệnh viện thực hành, về trang thiết bị cùng sự hướng dẫn chuyên môn và định hướng y đức của đội ngũ giáo viên, thầy thuốc giỏi chuyên khoa, dày dạn kinh nghiệm... Nếu không có những điều kiện này, vẫn cứ đào tạo sinh viên y khoa thì quá nguy hiểm.

 

Từng là Hiệu trưởng ĐH Y Hà Nội, giờ lại làm quản lý một bệnh viện lớn, ông có đề xuất gì đối với Bộ Y tế trong việc đào tạo sinh viên y khoa?

 

- Tôi nghĩ, vấn đề đào tạo thuộc thẩm quyền của Bộ GD&ĐT, Bộ Y tế có trách nhiệm cùng phối hợp. Nhưng theo tôi, để đào tạo sinh viên y khoa, phải thống nhất chuẩn đầu vào, đầu ra, không nên lấy điểm đầu vào thấp (bằng điểm sàn) như một số trường hiện nay. Trong đào tạo, lý thuyết cũng rất quan trọng nhưng đừng quá nặng về lý thuyết mà lại nhẹ thực hành vì thực hành lâm sàng là vô cùng cần thiết. Siết chặt việc thành lập trường y dược, siết chặt đào tạo cũng là một điều kiện để nâng cao đội ngũ nhân viên y tế trong tương lai.

Xin cảm ơn ông!

 
Qua khảo sát, chúng tôi thấy có những trường có địa điểm đặt xa cơ sở thực hành ở cách bệnh viện khoảng 10 - 20km, sẽ khó khăn cho sinh viên khi đi thực hành. Chỉ tiêu và đội ngũ cán bộ giảng dạy ngành y của một số trường này cũng rất khiêm tốn, nhưng xác định chỉ tiêu cho ngành lại ngang ngửa với các trường ĐH đào tạo y dược lâu năm… Theo tôi, trong thời gian tới, việc thẩm định giáo trình và cơ sở vật chất trước khi cho phép các trường mở ngành của Sở GD&ĐT cần có sự tham gia của cán bộ y tế. Vì Sở GD&ĐT không nắm được chuyên môn nên không biết cơ sở vật chất có đáp ứng được đặc thù của việc giảng dạy. Bộ GD&ĐT cần có cơ chế xác định chỉ tiêu đào tạo đặc thù riêng cho ngành y tế để góp phần đảm bảo chất lượng đào tạo ngành y.

Ông Nguyễn Minh Lợi - Phó Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và đào tạo (Bộ Y tế)