Theo đó, nhu cầu vốn cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vùng Đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2012-2015 khoảng 145.469 tỷ đồng; Giai đoạn 2016-2020 khoảng 192.486 tỷ đồng.
Nguồn vốn để đầu tư phát triển KCHTGT sẽ huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước, từ các thành phần kinh tế, dưới nhiều hình thức khác nhau như BOT, BT, PPP; ưu tiên đầu tư một số công trình quan trọng cấp bách, có sức lan tỏa, tạo ra đột phá lớn.
Định hướng phát triển KCHTGT vùng đến năm 2020 là đẩy nhanh tốc độ xây dựng mạng lưới đường bộ cao tốc, phấn đấu đến năm 2020 hoàn thành khoảng 500 km đường bộ cao tốc, 100% đường nông thôn được cứng hoá mặt đường.
Trong thời gian tới nhiều tuyến đường quan trọng sẽ được hoàn thành.Ảnh:VEC
|
Tiếp tục cải tạo, nâng cấp để khai thác có hiệu quả mạng đường sắt hiện có, trong đó ưu tiên nâng cấp đường sắt Bắc - Nam đạt tốc độ 50 - 60 km/h đối với tàu hàng, 80 - 90 km/h đối với tàu khách.
Đồng thời, đưa vào cấp kỹ thuật đảm bảo chạy tàu 24/24h hệ thống các tuyến đường thuỷ nội địa đang quản lý, xây dựng mới cảng container Phù Đổng, các cảng khách đầu mối tại Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và cụm cảng Ninh Bình - Ninh Phúc.
Từng bước nâng cấp, mở rộng hệ thống cảng biển đáp ứng lượng hàng hoáthông qua trong từng thời kỳ; tập trung xây dựng một số bến cảng nước sâu đạt tiêuchuẩn quốc tế tại Lạch Huỵện cho tàu trọng tải đến 100.000 DWT, Cái Lân cho tàu đến 50.000 DWT.
Nâng cấp, mở rộng các cảng hàng không hiện có đáp ứng nhu cầu trong từng thời kỳ, đồng thời từng bước xây dựng các cảng hàng không mới theo quy hoạch. Hoàn thành nhà ga T2 Nội Bài trước năm 2016. Đầu tư xây dựng Càng hàng không quốc tể Cát Bi để đưa vào khai thác dân dụng.
Đối với giao thông đô thị Thủ đô Hà Nội, cải tạo, nâng cấp và mở rộng, kết hợp tăng cường công tác quản lý bảo trì để sử dụng hiệu quả KCHTGT đô thị hiện có; đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình trọng điểm, mở rộng hệ thống giao thông tĩnh. Phấn đấu quỹ đất dành cho giao thông đô thị đạt 16 - 26%.
Theo kế hoạch thực hiện phát triển KCHTGT, đối với đường bộ, giai đoạn 2013 - 2015 hoàn thành 4 tuyến đường bộ cao tốc Pháp Vân - cầu Giẽ (4 làn cao tốc); Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Thái Nguyên, Hà Nội - Hải Phòng; Nghiên cứu huy động vốn đầu tư các tuyến cao tốc: Ninh Bình - Thanh Hóa, Hà Nội - Lạng Sơn, Hạ Long - Móng Cái.
Đầu tư hoàn thành các dự án quốc lộ đã được bố trí vốn từ nguồn ngân sách Nhà nước, trái phiếu Chính phủ, vốn ODA và các nguồn vốn khác, như: Quốc lộ 1, Quốc lộ 5, Quốc lộ 18 đoạn Uông Bí - Hạ Long, Quốc lộ 38 đoạn qua Bắc Ninh, Quốc lộ 39 đoạn qua Thái Bình…