Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

“Cẩn tắc vô ưu”

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Trao đổi với báo Kinh tế & Đô thị, ông Phạm Sỹ Liêm - Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho rằng: Từ lâu việc bán suất tái định cư (TĐC) trong quá trình đầu tư xây dựng cũng như khi nhận nhà rồi bán vẫn diễn ra vô cùng “nhộn nhịp”.

“Cẩn tắc vô ưu” - Ảnh 1Có thể nói là 80 - 90% nhà TĐC đều được bán lại do người chủ sở hữu cảm thấy cuộc sống ở chỗ ở mới không phù hợp. Theo tôi, việc chủ suất TĐC thực hiện mua bán tràn lan khi chỉ mới có phương án tổng thể là sai nhưng nếu thỏa mãn một số điều kiện nhất định như có giấy chứng nhận quyền sử dụng thì hoàn toàn có quyền, vì căn nhà đó giờ là tài sản sở hữu của họ. Nhưng điều đó e rằng khó vì chờ mãi chưa thấy sổ đỏ đâu. Từ đó mới sinh ra nhiều “kẽ hở”, không loại trừ hành vi móc ngoặc ngầm để hưởng lợi. Mọi việc quanh co vì không có sổ đỏ, nếu có sổ đỏ nhanh chóng thì hoạt động của kẻ bán, người mua đã diễn ra đàng hoàng, không có cơ hội cho “trung gian” hay hợp đồng ủy quyền định đoạt để sang nhượng, mua bán trái phép xuất hiện. Cần đặt ra câu hỏi là: Tại sao kéo dài thời gian cấp sổ đỏ lâu thế? Có hợp lý hay không hợp lý? Có hợp pháp hay không hợp pháp? Trước thực trạng đó, những người có ý định mua lại suất TĐC hoặc nhà TĐC nên “cẩn tắc vô ưu” cân nhắc kỹ về pháp lý căn nhà, nhân thân của hộ gia đình được cấp nhà, để tránh những rủi ro không đáng có.