Đó là nội dung trong Thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị trực tuyến Tổng kết công tác năm 2016 và triển khai nhiệm vụ năm 2017 của ngành Công Thương.Thông báo kết luận nêu rõ, định hướng chiến lược đối với ngành Công Thương là phát triển ngành công nghiệp Việt Nam theo hướng giảm phụ thuộc vào lợi thế cạnh tranh không bền vững, từ dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên (dầu mỏ, than đá, quặng…), chuyển dịch sang nền công nghiệp dựa trên nền tảng sáng tạo, lấy khoa học công nghệ làm động lực và nền tảng cạnh tranh, phát triển bền vững. Tuy nhiên, trước mắt vẫn dựa vào công nghiệp giá trị gia tăng cao, hàm lượng khoa học công nghệ cao, tài nguyên khoáng sản.Tạo nền tảng và môi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh để huy động mọi thành phần kinh tế tham gia đóng góp, tăng trưởng kinh tế thông qua hoàn thiện thể chế, tạo hành lang pháp lý minh bạch; chú trọng vai trò quan trọng của các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài và các địa phương nhất là các địa phương trọng điểm trong sự nghiệp phát triển ngành Công Thương.Tiếp tục khuyến khích khu vực kinh tế tư nhân tham gia tích cực hơn nữa vào thực hiện chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; tạo động lực và điều kiện cho doanh nghiệp tư nhân phát triển ngày càng lớn mạnh, trừ một số lĩnh vực quan trọng nhà nước cần chi phối.Tập trung hoàn thành giải quyết các dự án thua lỗ kéo dàiĐể góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đề ra, Thủ tướng cơ bản thống nhất với nhiệm vụ và giải pháp ngành Công Thương đã đề ra cho năm 2017, ngành Công Thương cần tập trung thực hiện tốt một số nội dung, trong đó, lãnh đạo Bộ, các Tập đoàn thuộc Bộ phải nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu, đẩy mạnh công tác thoái vốn, cổ phần hóa và sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước; tập trung hoàn thành về cơ bản trong năm 2017 việc giải quyết các dự án thua lỗ kéo dài, kém hiệu quả thuộc lĩnh vực quản lý của ngành Công Thương, bảo đảm lợi ích tổng thể và lợi ích cao nhất cho Nhà nước. Tập trung triển khai đồng bộ, quyết liệt các Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP ngày 28/4/2016, Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 và đặc biệt là Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/1/2017 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2017. Bảo đảm cân đối lớn của nền kinh tế trong trung hạn và dài hạn nhằm ổn định kinh tế vĩ mô như điện, than, xăng dầu, phân bón, hoá chất v.v…; phải coi đây là nhiệm vụ chính trị của Bộ Công Thương trong phát triển kinh tế đất nước, nhất là việc đảm bảo cung ứng đủ điện cho phát triển mọi mặt kinh tế - xã hội và nhu cầu sinh hoạt của người dân.Đẩy mạnh phát triển công nghiệp đi đôi với bảo vệ môi trường trong triển khai thực hiện các dự án trọng điểm của ngành Công Thương; đẩy mạnh thực hiện các chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; tiếp tục chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm Việt Nam, tận dụng hiệu quả thị trường, nâng cao trình độ phát triển của nền kinh tế. Phấn đấu đạt và vượt chỉ tiêu về kim ngạch xuất khẩuNgành Công Thương cần phấn đấu đạt và vượt chỉ tiêu về kim ngạch xuất khẩu Quốc hội giao trong năm 2017. Đẩy mạnh xây dựng thương hiệu quốc gia đối với các sản phẩm, hàng hoá của Việt Nam; đổi mới toàn diện và phát huy vai trò của các Tham tán thương mại Việt Nam trong tăng cường và nâng cao hiệu quả xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu.Bên cạnh đó, nâng cao hiệu quả công tác quản lý thị trường, đồng thời, xây dựng cơ chế phù hợp để cơ cấu lại hoạt động thương mại biên giới, tạo đột phá trong lĩnh vực thương mại điện tử kể cả đối với các mặt hàng nông nghiệp; tiếp tục mở rộng và phát triển thị trường trong nước, triển khai hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, khơi dậy lòng yêu nước trong việc lựa chọn hàng tiêu dùng trong nước sản xuất. Chủ động nghiên cứu xây dựng, triển khai những giải pháp tăng cường quản lý, kiểm soát hàng rào kỹ thuật và bảo hộ, phòng vệ thương mại hợp lý, thúc đẩy sản xuất và phát triển hệ thống phân phối trong nước theo đúng quy định của pháp luật và phù hợp với cam kết quốc tế; phát huy vai trò, kinh nghiệm quan trọng của các hiệp hội ngành nghề để chia sẻ và hợp tác chặt chẽ vì sự triển của ngành Công Thương.Xây dựng chính sách hỗ trợ phát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn, quan trọng như công nghiệp ô tô, sản phẩm điện tử, cơ khí v.v... Đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp phục vụ nông nghiệp công nghệ cao nhằm phát huy tiềm năng các mặt hàng có thế mạnh sản xuất trong nước; tái cơ cấu ngành Công Thương mạnh mẽ hơn để tạo ra một số sản phẩm là thế mạnh của Việt Nam trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Kết hợp mạnh mẽ công tác nghiên cứu giữa các Viện, Trường, đặc biệt đội ngũ khoa học công nghệ với các cơ sở sản xuất để tăng hàm lượng trí tuệ và trình độ khoa học công nghệ trong các sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam.