Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Cẩn trọng với nguy cơ từ thuốc

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Kháng viêm, an thần, giảm đau Paracetamol hay chống đông máu… là những loại thuốc chữa bệnh hiệu quả nhưng không phải không mang đến những rủi ro, tác dụng phụ nguy hiểm.

Thuốc kháng viêm: Nguy cơ loét dạ dày

Với công dụng giảm đau, chống viêm và hạ sốt, nhóm thuốc kháng viêm không steroid được nhiều người tin tưởng sử dụng.

 

Nguy cơ: Dùng thường xuyên một số thuốc thuộc nhóm kháng viêm (chẳng hạn như Iburofen) sẽ cản trở dạ dày làm “nhiệm vụ” trung hoà dịch vị. Dần dần sẽ khiến đau, loét hay thủng dạ dày.

 

Dấu hiệu: Đau dạ dày, đầy hơi, táo bón hay tiêu chảy, đau bụng…

 

Lời khuyên: Hãy đến gặp bác sĩ để nhận sự tư vấn kip thời. Có thể, bác sĩ sẽ kê cho bạn thuốc Coxib - một loại kháng viêm có thể giảm thiểu những nguy cơ rối loạn dạ dày - ruột.

 

Thuốc an thần: Suy giảm trí nhớ

 

Sau một thời gian dài sử dụng, thuốc an thần với thành phần chính là thuốc ngủ có thể biến bạn thành “nô lệ” của thuốc và gây suy giảm trí nhớ.

 

Dấu hiệu: Mất ngủ, rối loạn trí nhớ, giảm tập trung, nhầm lẫn, cáu giận…

 

Lời khuyên: Tìm lời khuyên ở bác sĩ. Ngoài ra, hãy tìm đến những liệu pháp tự nhiên để an thần hơn là sử dụng thuốc. Hãy nghĩ đến những tác dụng không mong muốn về lâu về dài hơn là những lợi ích trước mắt.

 

Thuốc giảm đau và hạ sốt: Nguy cơ viêm gan

 

Mặc dù Paracetamol - thuốc giảm đau hạ sốt có rất ít những tác dụng phụ không mong muốn nhưng nếu dùng quá liều, thuốc trở nên rất độc với gan. Thêm vào đó, dùng trong thời gian dài những loại thuốc giảm đau khác nhau (paracetamol, kháng viêm, aspirin) có thể làm tổn thương thận và gây đau đầu kéo dài.

 

Dấu hiệu: Buồn nôn, nôn mửa, đau bụng.

 

Lời khuyên: Đến ngay trung tâm y tế chuyên ngừa và trị những trường hợp nhiễm độc.

 

Thuốc lợi tiểu: Nguy cơ rối loạn nhịp tim    

 

Thuốc lợi tiểu (như Furosemid) có tác dụng làm tăng sự đào thải muối và nước ở thận, làm người uống thuốc đi tiểu nhiều hơn. Thuốc thường được kê để điều trị bệnh cao huyết áp và kiểm soát các triệu chứng phù do các bệnh suy tim, xơ gan, suy thận.

 

Nếu sử dụng thuốc trong thời gian dài có thể gây ra chứng giảm kali huyết (thiếu kali trong máu) nên kéo theo các rối loạn về tim mạch có thể dẫn đến tử vong.

 

Đặc biệt, “lợi dụng” thuốc lợi tiểu để giảm cân thực là chuyện hão huyền và gây hại cho sức khỏe.

 

Dấu hiệu: Mệt mỏi, tê cứng, chuột rút, nôn mửa.

 

Biến chứng: Rối loạn nhịp tim

 

Lời khuyên: Gọi cấp cứu ngay lập tức

 

Thuốc chống đông: Nguy cơ chảy máu

 

Thuốc chống đông máu nhóm đối kháng vitamin K ngăn chặn sự hình thành và tích tụ của các cục máu đông hay nghẽn mạch máu.Tuy nhiên, dùng nhiều loại thuốc này có thể gây ra những tác dụng phụ như dễ rỉ máu, chảy máu.

 

Dấu hiệu: Dễ bị chảy máu, dù rằng vết thương rất nhỏ. Hay chảy máu lợi, mũi, thấy máu

trong phân hay nước tiểu, mắt đỏ. Mệt mỏi, xanh xao.

 

Lời khuyên: Nhanh chóng đến bệnh viện và không tự ý sử dụng thuốc.

 

Thuốc corticoid: Nguy cơ loãng xương

 

Ngoài tác dụng kháng viêm, Coricoid còn được dùng để điều trị và phòng ngừa những bệnh hiểm nghèo. Tuy nhiên, nếu lạm dụng thuốc có thể dẫn đến nguy cơ bị loãng xương.

 

Dấu hiệu: đau lưng, giảm đi một vài cm chiều cao…

 

 

Lời khuyên: Trong trường hợp bị đau, hãy đến gặp bác sĩ. Thêm vào đó, một đợt điều trị sử dụng thuốc corticoid mà không có đơn kê của bác sĩ kkhông được vượt quá 10 ngày.

 

Thuốc Amiodarone: Nguy cơ giảm chức năng tuyến giáp

 

Amiodarone thuờng được sử dụng để điều trị một số rối loạn nhịp tim. Điểm mấu chốt ở chỗ, thuốc gây ức chế tuyến giáp trong việc bài tiết hóc môn, về lâu về dài sẽ dẫn đến suy giảm chức năng tuyếp này.

 

Dấu hiệu: tăng cân, lãnh cảm, mất ngủ, xuất hiện trở lại những triệu chứng tim mạch.

Lời khuyên: Đến gặp bác sĩ. Đối với bệnh nhân bị suy giảm tuyến giáp, hãy dừng điều trị thuốc Amiodarone để trở về lúc bình thường trước đó. Suy giảm chức năng tuyến giáp còn trầm trọng hơn một số rối loạn nhịp tim.

 

Cần biết thêm, xuất hiện các rối loạn tuyến giáp có thể kéo dài 12 đến 18 tháng sau khi dừng uống thuốc.

 

Thuốc chống sốt rét: Nguy cơ trầm cảm

 

Sốt rét là căn bệnh hay gặp trên toàn thế giới. Thuốc chống sốt rét không những được người bệnh sử dụng trong quá trình điều trị mà còn được những người đi du lịch dùng để phòng tránh bệnh. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra các rối loạn tâm thần và thần kinh.

 

Dấu hiệu: Buồn bã, lo âu, ảo giác, nhầm lẫn, rối loạn tinh thần, co giật, nhức đầu.

 

Lời khuyên: Nhanh chóng đến gặp bác sĩ để thay đổi phương pháp điều trị và phòng chống bệnh.

 

Thời gian xuất hiện các rối loạn tinh thần là khoảng 14 ngày sau khi uống viên thuốc đầu tiên.