"Đánh tráo” khái niệm
"Loại sữa Friso Gold 2 này rất tốt, được nhiều bà mẹ tin dùng, nếu không thích thì có thể dùng sữa Abbott do Mỹ sản xuất, nhiều chất dinh dưỡng, trẻ con uống vào là tăng cân vù vù…" nhân viên tư vấn tại đại lý sữa trên đường Tây Sơn đon đả giới thiệu. Khi khách hàng thắc mắc mâu thuẫn vỏ hộp ghi là thực phẩm bổ sung mà quảng cáo là sữa, nhân viên giải thích: Thực phẩm bổ sung hay sữa thì cũng vậy thôi, bởi thành phần dinh dưỡng của nó không khác nhau. Có khác chỉ là một cách thay đổi tên gọi cho phù hợp với các quy định của Bộ Y tế. Ngay cả trên website của các hãng sữa cũng ghi sữa bột chứ không phải là thực phẩm bổ sung.
Cả người bán và người mua đang hiểu nhầm hai khái niệm “sữa” và “sản phẩm chức năng”. Ảnh: Hoài Nam
Theo TS Trần Đáng, nguyên Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y Tế), thực phẩm bổ sung nghĩa là thực phẩm đã được bổ sung thêm vitamin, muối khoáng… Thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung chỉ có một hàm lượng nhất định, không đầy đủ như sữa còn khi gọi là sữa dành cho trẻ nhỏ là thực phẩm phải có đầy đủ chất đạm cần thiết cung cấp cho cơ thể và có tiêu chuẩn riêng về hàm lượng đạm, chất béo… Như vậy, không thể lẫn lộn 2 khái niệm này được. Nếu nhầm lẫn dẫn đến cho trẻ ăn nhiều thực phẩm chức năng hoặc thực phẩm bổ sung thay cho sữa lâu ngày có thể khiến cơ thể của trẻ bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng vì thiếu chất.
Lúng túng trong quản lý
Theo ông Nguyễn Tiến Thỏa, Phó Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt
Ông Trần Hùng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Thị trường, Bộ Công Thương cho biết: Qua điều tra cho thấy, các công ty khi nhập khẩu thực phẩm bổ sung đều kê khai là nhập khẩu sữa, có như vậy là do thuế nhập khẩu sữa chỉ có 10% còn thực phẩm bổ sung là 15% (chênh nhau 5%). Chính vì thế, các hãng sữa ghi là "milk" nhưng thực chất ở dưới lại là thực phẩm bổ sung.
Bộ Y tế vừa đưa ra Quy chuẩn sữa dinh dưỡng dành cho trẻ em và việc phân định các loại sản phẩm dinh dưỡng công thức dành cho đối tượng này và có hiệu lực từ ngày 1/6. Trong đó, các loại "sữa dành cho trẻ em" từ 0 đến 36 tháng tuổi sẽ phải đăng ký với tên gọi "sản phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ nhỏ". Với quy định này, khái niệm "sữa bột cho trẻ", "sữa bột dinh dưỡng"… không còn.
Thực tế hoạt động kiểm tra mặt hàng này đang còn nhiều bất cập, mặc dù việc cấp phép do Bộ Y Tế cấp nhưng việc kiểm tra lại "khoán trắng" cho cơ quan quản lý thị trường. Nhưng lực lượng này chỉ có thể kiểm tra giá bán, xuất xứ hàng hóa, không thể kiểm tra được chất lượng. Điều đó cho thấy, muốn kiểm soát được chất lượng sản phẩm sữa hiện nay phải có sự kết hợp vào cuộc giữa cơ quan quản lý thị trường và thanh tra y tế. Bên cạnh đó, công tác hậu kiểm phải được tiến hành thường xuyên, tránh tình trạng để DN luồn lách, kê khai và đưa sản phẩm kém chất lượng ra thị trường. Bởi khi đó, người tiêu dùng sẽ là đối tượng bị chịu thiệt.
Đại diện Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho biết, có 3 DN đã gửi hồ sơ đăng ký tăng giá gồm: Công ty TNHH Dinh dưỡng 3A Việt Nam điều chỉnh tăng giá từ 2 - 9,5%; Công ty CP sữa Việt Nam tăng từ 3 - 15%; Công ty TNHH Friesland Campina Việt Nam điều chỉnh tăng giá khoảng 9%. Theo thống kê của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), từ đầu năm đến nay, các DN đã 2 lần tăng giá sữa. Giá chênh lệch giữa mỗi lần tăng là 7 - 10%, thậm chí có loại tăng 13 - 15%. |