Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Châu Á - điểm khởi đầu của quá trình phục hồi

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Thâm hụt ngân sách nước Mỹ trong tài khóa 2009, theo dự báo, có thể đạt tới 1.400 tỷ USD, gấp 3 lần năm 2008.

KTĐT - Thâm hụt ngân sách nước Mỹ trong tài khóa 2009, theo dự báo, có thể đạt tới 1.400 tỷ USD, gấp 3 lần năm 2008.

Tiếp tục nhấn mạnh sự cần thiết của quá trình tái cân bằng kinh tế thế giới, Chủ tịch Quỹ dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Ben Bernanke mới đây đã cho rằng châu Á chắc chắn sẽ là điểm khởi đầu của quá trình phục hồi.


Phát biểu trong buổi hội thảo do Ngân hàng dự trữ quốc gia San Francisco (Mỹ) tổ chức đầu tuần qua, ông Bernanke tỏ rõ sự ngạc nhiên đối với quá trình hồi phục cũng như những bản báo cáo ấn tượng về tình hình kinh tế tại các quốc gia châu Á.

Viện dẫn tốc độ tăng trưởng chung lên tới 9% của cả khu vực cũng như hơn 10% ở một số quốc gia (bao gồm Trung Quốc), Chủ tích FED cho rằng: “Châu Á đang chứng tỏ là những người tiên phong trong quá trình phục hồi kinh tế". Tuy nhiên, ông Bernanke cũng tiếp tục nhấn mạnh rằng sự mất cân đối trong thương mại tại Mỹ và hầu hết các quốc gia khác là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến khủng hoảng kinh tế. Nguy cơ đó, rất có thể sẽ lặp lại.

“Chúng ta là những kẻ thiển cận, tự mãn", tờ New York Times dẫn lời ông Bernanke nói về nước Mỹ tại hội thảo. Người đứng đầu cơ quan được coi là Ngân hàng Trung ương của Mỹ cho rằng việc chính quyền nước này khuyến khích nhập khẩu hàng hóa từ các quốc gia có trạng thái hối đoái thấp như Trung Quốc khiến thặng dư thương mại ngày một tăng cao. Mặc dù "trận lụt" ngoại tệ chưa đủ sức nhấn chìm nền kinh tế Mỹ nhưng cùng với hệ thống luật thương mại mà ông Benanke cho là "chưa đầy đủ" đã khiến tình trạng cho vay dưới chuẩn không bị ngăn chặn, dẫn tới vụ nổ nghiệt ngã của bong bóng nhà đất.

Cũng theo ông Bernanke, trong khi xu hướng tiết kiệm đang phổ biến trên phạm vi toàn cầu thì người Mỹ lại chi tiêu quá nhiều. Theo vị Chủ tịch này, đã đến lúc nước Mỹ nên thực hiện những cam kết được đưa ra tại hội nghị thượng đỉnh G20 mà mục tiêu then chốt là tăng tỷ lệ dự trữ quốc gia. Trong khi đó, các nước châu Á cũng nên dần hạn chế sự lệ thuộc vào xuất khẩu trong các mục tiêu tăng trưởng.

Thâm hụt ngân sách nước Mỹ trong tài khóa 2009, theo dự báo, có thể đạt tới 1.400 tỷ USD, gấp 3 lần năm 2008. Nhiều chuyên gia dự đoán, mức thâm hụt này sẽ tiếp tục được duy trì trong vòng một thập kỷ tới.

Trở lại với các quốc gia châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, ông Bernanke cho rằng các nước này nên nỗ lực để tăng tỷ lệ tiêu dùng nội địa nếu muốn tiếp tục tăng trưởng bền vững. Một trong những cách tốt nhất để thực hiện điều này, là tăng cường các chương trình phúc lợi xã hội cũng như gỡ bỏ các hàng rào vô hình cản trở tiêu dùng.

Chủ tịch FED dẫn chứng lượng hợp đồng thương mại quốc tế hiện giảm 20% so với trước khủng hoảng khiến cho sự mất cân bằng phần nào nhạt nhòa. Tuy nhiên, nguy cơ sẽ tăng cao trở lại khi kinh tế phát triển trong khi các chính phủ vẫn chưa thực hiện các biện pháp tái cơ cấu.