Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Chỉ có 32% người dùng Việt tự bảo vệ trước nguy hiểm trên mạng

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Con số này quá ít ỏi nếu biết có tới 87% người dùng ý thức được môi trường mạng luôn tiềm ẩn những nguy hiểm.

Thông tin này được đưa ra trong báo cáo mới nhất của công ty bảo mật ESET (đơn vị chuyên cung cấp phần mềm diệt virus cho Việt Nam). Báo cáo này được thực hiện tại 6 quốc gia châu Á (Malaysia, Singapore, Ấn Độ, Thái Lan, Hồng Kông, Indonesia và Việt Nam). Trong đó, Việt Nam xếp cuối cùng về nhận thức an ninh mạng.

Cụ thể, dựa trên thăm dò ý kiến của 500 người dùng PC, laptop, smartphone tại Việt Nam, có 87% lo lắng về các nguy cơ trực tuyến nhưng chỉ 32% cho biết có sử dụng các biện pháp nhằm tự bảo vệ trước những mối nguy hiểm này.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Báo cáo của ESET chỉ ra, đa số những người sử dụng internet ở Việt Nam có quan niệm sai lầm cơ bản về an ninh mạng. 59% người được hỏi cho rằng sử dụng wifi công cộng miễn phí là an toàn, 70% không quan tâm tới việc tạo mã bảo mật cho các thông tin cá nhân.

Ngoài ra, người dùng Việt còn có những lỗ hổng rất phổ thông về an ninh mạng như: Đặt mật khẩu dễ nhớ, không thường xuyên thay đổi mật khẩu, đăng nhập tài khoản tự động, tải các tập tin từ các nguồn không chính thức…

Đáng lưu ý, những người trong độ tuổi từ 18-24 thường gặp phải những lỗi cơ bản trên nhất. Đây cũng là nhóm người dùng có tỷ lệ sử dụng internet cao nhất tại Việt Nam.

Đại diện của ESET khu vực châu Á cho rằng, mặc dù người dùng internet tại Việt Nam biết một số hành vi có thể khiến họ gặp rủi ro hoặc dễ bị tấn công khi trực tuyến, nhưng vẫn không ngừng mắc sai lầm. Khe hở giữa nhận thức và hành động này là một xu hướng đáng lo ngại vì tin tặc thường tấn công những chỗ ít đề phòng nhất.

Người dùng Internet ở Việt Nam vẫn gặp phải những rủi ro không đáng có khi online. Chỉ cần áp dụng những bước đơn giản, như thường xuyên thay đổi mật khẩu, cũng làm giảm đáng kể nguy cơ bị hack, khiến người dùng an toàn và tự tin hơn khi lướt web, ESET đưa ra lời khuyên.