Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tháng Giêng tăng 17,5%

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Tháng Giêng năm 2015, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp giảm 2,8% so với tháng 12 năm trước, song vẫn được đánh giá là tháng có chỉ số tăng cao so với cùng kỳ, và tăng khá đều ở nhiều lĩnh vực, thể hiện sự phục hồi đáng kể của nền kinh tế cả nước.

Các đơn vị công nghiệp cấp I, như: lĩnh vực khai khoáng tăng 10,7% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 3,8 điểm phần trăm; ngành chế biến, chế tạo tăng khá cao ở mức 19,4%, đóng góp 12,3 điểm phần trăm; ngành sản xuất, phân phối điện tăng 20,9%, đóng góp 1,2 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước và xử lý nước thải, rác thải tăng 9,5%, đóng góp 0,2 điểm phần trăm.
sản xuất sản phẩm điện tử, máy tính và quang học tăng 46,4%
Sản xuất sản phẩm điện tử, máy tính và quang học tháng1/2015tăng 46,4% so với cùng kỳ (ảnh minh họa)
Một số đơn vị công nghiệp cấp II có chỉ số sản xuất trong tháng tăng cao so với cùng kỳ năm trước, như: Sản xuất xe có động cơ tăng 57,6%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy tính và quang học tăng 46,4%; dệt tăng 33,8%; sản xuất kim loại tăng 31,3%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 30,8%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại tăng 29,2%; khai khoáng khác tăng 23,6%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 22,9%; sản xuất và phân phối điện tăng 20,9%; sản xuất thiết bị điện tăng 19,8%; sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy tăng 19,6%; sản xuất hóa chất và các sản phẩm hóa chất tăng 17,7%.

Một số ngành có mức tăng thấp: Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 16,1%; khai thác than cứng và than non tăng 13,1%; sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu tăng 10,9%; sản xuất chế biến thực phẩm tăng 10,1%; khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên tăng 9,6%; sản xuất thuốc lá tăng 8,2%; sản xuất trang phục tăng 6,6%; sản xuất đồ uống tăng 6,2%.

Những lĩnh vực có mức tăng trưởng thấp cũng đạt từ 6% đến trên 10% trở lên, như: sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic; khai thác than cứng và than non; sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu; sản xuất chế biến thực phẩm tăng; khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên; sản xuất may mặc; sản xuất đồ uống ...

Những sản phẩm công nghiệp chủ yếu trong tháng tăng cao so với cùng kỳ, như: Điện thoại di động tăng hơn 90%; ti vi tăng 88,7%; sắt thép thô tăng 71%; ô tô tăng 69,6%; sơn hóa học tăng 40,1%; thép thanh, thép góc tăng 35,7%; thức ăn cho thủy sản tăng 29%; xi măng tăng hơn 27%; điện sản xuất tăng 24,5%.

Những sản phẩm có mức tăng khá, đó là: Sữa tươi tăng gần 22%; giày, dép da tăng 19,8%; phân hỗn hợp N.P.K tăng 18,5%;  thép cán tăng 17,8%; thuỷ hải sản chế biến tăng 15,4%; vải dệt từ sợi nhân tạo tăng 14,8%; bột ngọt tăng hơn 14%; than đá tăng hơn 13%; dầu thô khai thác tăng 10,6%.

Có 3 sản phẩm giảm so với cùng kỳ đó là: đường kính giảm 4,7%; khí hóa lỏng giảm 10,9%; sữa bột giảm 18%.

Nhìn chung những sản phẩm không tăng trưởng so với cùng kỳ phản ánh đúng thực tế đó là: Đường đang dư thừa nên các doanh nghiệp phải hạn chế sản xuất; giá xăng, dầu và khí hóa lỏng giảm giá liên tục trên thị trường.

Một số địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp trong tháng tăng cao cùng kỳ năm trước đó là: Thái Nguyên tăng 523,5%, do nhà máy Samsung Electronic Thái Nguyên mở rộng quy mô sản xuất; Quảng Nam tăng 46,4%.

Nhóm các tỉnh, thành tăng ở mức khá, như: Bình Dương,  Đà Nẵng, Vĩnh Phúc, Hải Phòng đều tăng trên 19%. Những tỉnh thành phố có mức tăng trưởng từ dưới 18% đến trên 10% là: Đồng Nai tăng 17,8%; Hà Nội tăng 15,3%; Cần Thơ tăng 14%; Quảng Ninh tăng 13,7%; Hải Dương tăng 12,1% và thành phố Hồ Chí Minh tăng trưởng chỉ có hơn 9%.

Nhìn vào những con số trên, cho ta thấy phần nào bức tranh kinh tế của Việt Nam trong tháng Giêng năm 2015 có nhiều khởi sắc. Có thể đây sẽ là bước khởi đầu khá tốt cho nền kinh tế nói chung và công nghiệp nói riêng bứt phá trong năm 2015.