Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Chống ngập úng nội đô: Góc nhìn của nhà xây dựng

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Theo số liệu thống kê, hiện nay tổng lượng mưa cả năm tại Hà Nội trung bình là 1.676mm, cao hơn trung bình của các thập kỷ trước. Vì vậy, trong tương lai gần nỗi lo ngập lụt của người dân là không thừa.

Cùng với giải pháp thoát nước, việc ứng dụng vữa hiện đại thay thế vữa truyền thống cho “đại công trình xây dựng thủ đô” nhằm hạn chế phế thải xem ra không thể chậm trễ.

Người Hà Nội chắc không thể quên được “trận lụt lịch sử” năm 2008, khi bị “bao vây” bởi nước ngập và cái đói giữa lòng thủ đô. Từ đó đến nay, tình trạng ngập lụt mỗi khi mưa to trong thành phố gần như chưa được cải thiện. Giải thích cho hiện tượng này, các nhà chuyên môn cho biết, nguyên nhân lớn nhất vẫn là do hạ tầng cơ sở kém, hệ thống thoát tiêu nước chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế đặt ra. Nước mưa không tiêu kịp gây ngập úng trên đường phố.

Tuy nhiên trên thực tế, vẫn tồn tại một nguyên nhân chủ quan quan trọng mà bao lâu nay chúng ta đã “nhắm mắt làm ngơ”. Đó là việc cát xây dựng làm tắc cống thoát nước. Thông thường, vào ban đêm, rất nhiều xe tải chở vật liệu xây dựng đi vào trong thành phố làm rơi vãi cát, sỏi… ra đường (có những đoạn đường sáng ra bỗng trồi hẳn lên vài… đống cát nhỏ). Mỗi khi mưa xuống, lượng cát bụi trên đường bị rửa trôi xuống… cống thoát nước. Hiện tượng này cũng xẩy ra ở các công trường xây dựng. Ông Võ Tiến Hùng, Phó TGĐ Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Thoát nước Hà Nội cho biết: “Tại nhiều công trường xây dựng, trong quá trình thi công, đất phế thải tồn, lưu trong lòng cống làm ách tắc dòng chảy, không có tác dụng thoát nước”. Khiến cho khi mưa to hoặc mưa lâu, nước trong cống sẽ không thoát kịp, gây ra ngập úng. Số lượng các công trường xây dựng đang thi công tỉ lệ thuận với số lượng “điểm đen” ngập úng trên địa bàn thủ đô.

 
 
Chống ngập úng nội đô: Góc nhìn của nhà xây dựng - Ảnh 1

Cảnh ngập lụt trên phố Hà Nội. Ảnh: Internet

Chính vì thế, bên cạnh việc hoàn thiện từng bước hệ thống thoát nước mưa khu vực đô thị trung tâm và các đô thị vệ tinh, các nhà chức trách còn nên chú ý tới việc giải quyết ngay từ gốc rễ vấn đề. “Chúng ta không thể cấm các xe chở vật liệu xây dựng đi vào khu vực nội đô, cũng như không thể ngừng các hoạt động xây dựng đơn lẻ hay giảm tốc độ xây dựng các công trình trọng điểm trong nội đô. Nhưng, thay vì sử dụng các loại vữa truyền thống, chúng ta có thể dùng những loại vật liệu mới, sạch tạp hại, không bụi như vữa khô Polyme Mova chẳng hạn.

Chống ngập úng nội đô: Góc nhìn của nhà xây dựng - Ảnh 2

Nhờ khắc phục được tình trạng rơi vãi vật liệu xây dựng nên vữa khô Polyme Mova góp phần hạn chế ngập úng

Vữa khô Polyme Mova được sản xuất trên dây chuyền tự động, khép kín, không phế thải theo công nghệ của CHLB Đức. Cát đã được sấy khô và sàng sạch trước khi đưa vào sản xuất, kết hợp với các loại phụ gia polyme… nên hoàn toàn không có tạp chất. Vữa khô Polyme Mova lại được đóng bao sẵn nên có thể tránh được tình trạng rơi vãi vật liệu xây dựng trên đường trong quá trình vận chuyển hoặc ùn tắc phế thải tại các công trường xây dựng. Nhờ đó, có thể giảm được một lượng khá lớn đất cát rơi xuống cống thoát nước làm ách tắc dòng chảy gây úng ngập”.

Mấy tháng gần đây, Hà Nội đã phải chịu 3 trận ngập úng lớn với 28 “điểm đen” trên bản đồ ngập lụt của thành phố. Ngập úng thường gây ra tắc đường, giao thông hỗn loạn thậm chí dễ xảy ra nhiều tai nạn do người tham gia giao thông không nhìn thấy những ổ gà, ổ voi hay những cửa cống, những hố sâu trên mặt đường, gây nguy hiểm tới tính mạng người dân. Vì vậy, các cơ quan, đoàn thể, các chủ đầu tư cần cân nhắc việc sử dụng vật liệu xây dựng hợp lý để góp phần cải thiện tình trạng ngập úng trên địa bàn thủ đô trong mùa mưa bão.