Với những kinh nghiệm đã tích lũy được, nhiều chuyên gia nhận định, Việt Nam có thể vượt qua được những thử thách sắp tới.
Bài 1: Mỗi lần điều chỉnh, kinh tế thế giới lại rúng động
Bài 2: Đối diện với thách thức để chuyển mìnhTrước hết, tỷ giá USD/VND là nhân tố đầu tiên chịu áp lực lớn từ việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất. Tuy nhiên, hiện tại, tỷ giá trung tâm được tham chiếu từ một rổ 8 ngoại tệ của các nước có quan hệ thương mại, vay, trả nợ và đầu tư lớn vào thị trường Việt Nam để làm cơ sở (USD, EUR, CNY, JPY, SGD, KRW, TWD và THB). Do đó, tỷ giá USD/VND sẽ không chỉ quá phụ thuộc vào sự tăng mạnh của đồng USD. Thực tế cho thấy, trong những thời điểm FED tăng lãi suất trong 2 lần gần đây vào cuối năm 2015 và 2016 thì tỷ giá USD/VND vẫn được kiểm soát khá ổn định.Ngoài ra, tỷ giá trung tâm từ đầu năm tới nay Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã chủ động điều chỉnh tăng nhanh. Tỷ giá trung tâm đến ngày 6/3 là 22.246 VND/USD, tăng 87 đồng, tương đương tăng 0,39% so với đầu năm. Chỉ số USD Index hiện đang giao dịch quanh 101,4 điểm sau khi đã rớt mạnh hôm 4/3.Giao dịch ngoại tệ tại Ngân hàng Quốc dân chi nhánh Hà Nội trên phố Bà Triệu. Ảnh: Phạm Hùng |
Tuy nhiên, lo ngại lớn nhất là việc Trung Quốc có thể phá giá mạnh đồng Nhân dân tệ (CNY) nếu FED tăng lãi suất, và do đó có thể gây áp lực lớn lên VND vì Việt Nam đang nhập siêu rất lớn từ Trung Quốc. Nếu VND không điều chỉnh kịp với mức độ phá giá của CNY thì nhập siêu càng nghiêm trọng. Theo thống kê năm 2016, nhập siêu từ Trung Quốc là 28 tỷ USD.
Thứ hai là nếu FED tăng lãi suất, đồng USD tiếp tục mạnh lên thì áp lực hoàn trả các khoản vay bằng đồng USD của Chính phủ sẽ tăng lên. Việc phát hành trái phiếu bằng USD của Chính phủ thời gian tới có thể khó khăn hơn do chi phí phát hành sẽ phải cao hơn.Trong năm 2016, Chính phủ đã có kế hoạch phát hành 3 tỷ USD trái phiếu quốc tế nhằm cơ cấu lại kỳ hạn nợ, tuy nhiên sau đó đã phải hoãn lại. Trước đó, Việt Nam cũng đã có 4 đợt phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường quốc tế vào các năm 2005, 2007, 2010 và 2014 với lãi suất chỉ xoay quanh 7% hoặc thấp hơn. Trong khi đó, với những DN đang vay USD thì rủi ro tỷ giá sẽ cao hơn. Thống kê gần đây nhất cho thấy, tăng trưởng tín dụng ngoại tệ trong tháng 1 bất ngờ tăng mạnh 3,4%, cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng tín dụng chung là 2,17% và tín dụng VND là 2,07%. Việc NHNN gia hạn hoạt động cho vay ngoại tệ đối với các DN xuất khẩu đến hết năm 2017 qua việc ban hành Thông tư 31/TT-NHNN đã kích thích hoạt động vay ngoại tệ của các DN ngay từ đầu năm.Nguồn kiều hối cũng có thể tiếp tục bị ảnh hưởng, do chênh lệch lãi suất USD tại Việt Nam và Mỹ tiếp tục được nới rộng ra nếu FED tăng lãi suất. Ngoài ra, dòng vốn đầu tư có thể chạy về thị trường Mỹ và hạn chế rót vào những thị trường mới nổi như Việt Nam.Dù vậy, nếu đồng USD mạnh lên thì hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ có nhiều lợi thế hơn. Thống kê cho thấy kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ trong năm 2016 là 38,1 tỷ USD, tăng 14% so với năm trước và do đó, Việt Nam đạt mức xuất siêu vào Mỹ 29,4 tỷ USD.Mỗi lần vượt qua được khủng hoảng là mỗi lần Việt Nam chuyển được vị thế của mình. Sau cuộc khủng hoảng thứ nhất, Việt Nam đã chuyển từ nhóm nước gồm vài ba chục nước có thu nhập thấp nhất thế giới (kém phát triển) sang nhóm nước đang phát triển (có thu nhập thấp). Sau cuộc khủng hoảng thứ hai, Việt Nam đã chuyển từ một nước mở rộng cửa trong nước sang mở rộng cửa hội nhập với thế giới. Sau cuộc khủng hoảng thứ ba này, Việt Nam đã chuyển sang nhóm nước có thu nhập trung bình (thấp), hướng tới mục tiêu sớm trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.