Năm 2016, với sự hỗ trợ của Bộ Công Thương, Hà Nội hiện có 28 cụm công nghiệp đang hoạt động có trạm xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn, đồng thời chỉ đạo xây dựng các đề án xuất nhập khẩu của TP thời kỳ hội nhập, đẩy mạnh công nghiệp hỗ trợ đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035, tổ chức triển khai từ năm 2017. Bộ Công thương đã phê duyệt quy hoạch phát triển điện lực TP giai đoạn 2016 – 2025, có xét đến 2035, hợp phần 1 năm 2016 đã hoàn thành thi công đóng điện 34 công trình điện trọng điểm trên địa bàn. Trong đó, dưới sự chỉ đạo sát sao của Bộ Công Thương và cải cách rất nhiều thủ tục, dù tốc độ tăng trưởng sử dụng điện năm 2016 đạt 93%, chỉ số giờ mất điện 1.360 phút/khách hàng giảm xuống còn 973 phút/khách hàng.
Về phát triển thương mại, TP Hà Nội đã tổ chức hội nghị giao thương kết nối cung cầu và hội chợ đặc sản vùng miền thu hút 55 tỉnh, thành tham gia với hơn 400 biên bản ghi nhớ, hợp tác trị giá hơn 17.000 tỷ đồng; Thực hiện chương trình bình ổn giá thị trường với các mặt hàng thiết yếu, kế hoạch dự trữ phòng chống nét đổi mới như mở rộng đối tượng tham gia và DN tự cân đối, chủ động sử dụng nguồn vốn. Thông qua hội nghị kết nối ngân hàng – doanh nghiệp do TP tổ chức, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh và tổ chức tín dụng đã ký kết thỏa thuận hợp đồng 17.500 tỷ đồng, trong đó vốn dành cho công tác bình ổn thị trường là 6.400 tỷ đồng để phục vụ Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017, tổng số lượng hàng hóa thiết yếu dự kiến đạt 23.500 tỷ đồng. Năm 2016, BCĐ 389 TP đã thành lập 16 đoàn kiểm tra liên ngành, bắt giữ, xử lý 23. 589 vụ việc, tổng thu nộp ngân sách 3.875 tỷ đồng, tổ chức cấp giấy chứng nhận ATTP cho các cơ sở kinh doanh chợ siêu thị; Triển khai đề án sắp xếp các cửa hàng bán hóa quả trên địa bàn, nhất là Hà Nội là đơn vị đầu tiên trên cả nước triển khai thí điểm tăng cường tổ chức kiểm tra nhanh về ATTP bằng xe chuyên dụng đạt hiệu quả bước đầu.Bước sang năm 2017, TP đã chỉ đạo ngành Công Thương Hà Nội tập trung tháo gỡ khó khăn vướng trong sản xuất kinh doanh, xóa bỏ rào cản phát triển mạnh các doanh nghiệp, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, thực hiến tốt chương trình kết nối ngân hàng – doanh nghiệp, thực hiện hiệu quả chính ưu đãi nhất về thuế, tín dụng đất đai, nhân lực để hỗ trợ sản xuất kinh doanh, khuyến khích sử dụng công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, sản xuất chế biến tiêu thụ nông sản; Đẩy mạnh phát triển công nghiệp theo hướng tăng nhanh hàm lượng công nghệ cao, kêu gọi các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp phát triển công nghiệp hỗ trợ, nhất là trong lĩnh vực cơ điện tử, chế tạo máy và phương tiện vận tải; Đổi mới nâng cao chất lượng công tác dự báo, tăng cường xúc tiến thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu, tiếp tục thực hiện Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, trao đổi hiệu quả kết nối cung cầu hàng hóa giữa Hà Nội với các địa phương, thu hút đầu tư các dự án logistics theo quy hoạch… Nhằm phát triển công nghiệp thương mại trên địa bàn năm 2017 và những năm tiếp theo, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung kiến nghị Chính phủ xem xét ban hành Quyết định thay thế Quyết định số 105 ngày 19/8/2009 về quy chế quản lý cụm công nghiệp, cho phép TP sử dụng ngân sách để hỗ trợ đầu tư xây dựng một số loại hình chợ theo quy hoạch, như chợ tại đầu mối quan trọng, chợ tại xã nghèo, xã miền núi, chợ chưa được chuyển đổi xuống cấp nghiêm trọng chưa kêu gọi được nguồn vốn xã hội hóa đầu tư. “Hiện chợ Long Biên và các chợ trong nội thành đang xuống cấp nghiêm trọng dù đã kêu gọi xã hội hóa đầu tư nhưng do vướng cơ chế dẫn đến bế tắc” – Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung dẫn chứng. Đồng thời khẳng định, nếu được chấp thuận sử dụng vốn ngân sách, năm 2017 Hà Nội sẽ đầu tư sửa và nâng cấp, tạo nền móng cho việc quản lý hàng đầu vào, xuất xứ nguồn gốc đảm bảo ATTP. Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đề nghị Bộ Công Thương, thứ nhất tạo điều kiện cho Hà Nội đầu tư xây dựng các trạm biến áp 500 – 220 - 110 kV để đảm bảo cấp điện cho Thủ đô, tạo điều kiện về vốn cho Công ty Truyền tải điện quốc gia, Tổng công ty điện lực Hà Nội xây dựng các trạm biến áp và đường dây trong khu vực nội đô, tăng cường phát triển mạng lưới điện thông minh, ứng dụng công nghệ hiện đại trong quản lý vận hành điều độ điện.Thứ hai, Ban hành văn bản thay thế Quyết định 1371 về quy chế phân hạng phê duyệt nội quy về siêu thị trung tâm thương mại nhằm tăng công tác quản lý Nhà nước về các hình kinh doanh hiện đại, đa đạng hiện nay.Thứ ba, xây dựng đề án phát triển ngành cơ khí trình Thủ tướng phê duyệt tổng thể làm cơ sở để Hà Nội lập và phê duyệt quy hoạch phát triển cơ sở kinh doanh, cũng như cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanhh ngành cơ khí theo quy định.Thứ tư, xây dựng tiêu chí quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả để các tỉnh, thành thực hiện, trong đó quan tâm Hà Nội thí điểm sử dụng năng lượng điện tái tạo, năng lượng điện mặt trời để phục vụ chiếu sáng cho các tuyến đường nông thôn trên địa bàn.