KTĐT - "Cũng giống Việt
Tuy vậy, các bạn không nên quên rằng, dù thành công nhưng châu Á vẫn còn hàng trăm triệu người nghèo. Hướng tới tăng trưởng về số lượng chưa đủ mà còn phải chú ý tăng trường cả về chất lượng. Cần rút ngắn khoảng cách giữa những người đang được hưởng lợi từ tăng trưởng và những người bị bỏ lại sau lưng tăng trưởng. Nếu không làm được điều này, các bạn sẽ bị kìm chân và khó có thể đi xa"- ôngHaruhiko Kuroda - Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) phát biểu tại Phiên khai mạc Hội đồng Thống đốc ADB diễn ra sáng ngày 5/5 tại Hà Nội.
Thận trọng thời điểmvà cách thức thoái luicác chương trình kích cầu
Tại Phiên khai mạc Hội đồng Thống đốc ADB, đa số các đại biểu đều nhận định, năm 2010 đã đánh dấu nhiều thành tựu tích cực trong toàn khu vực. Châu Á đã phục hồi mạnh mẽ từ cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế, tiếp tục đi đầu trong quá trình khôi phục toàn cầu với vai trò là động lực tăng trưởng.
Sự phát triển kinh tế của châu Á, đặc biệt là sau khủng hoảng tài chính toàn cầu gần đây rõ ràng càng khẳng định tính năng động của khu vực. Khả năng phục hồi nhanh của khu vực cũng nói lên những cải cách và tái cơ cấu thành công của các nước sau khủng hoàng 1997 - 1998. Đồng thời, hợp tác mạnh mẽ đã giúp khu vực đối phó thành công với cuộc khủng hoảng và tự tin tham gia hành động cùng hướng tới tăng trưởng toàn cầu mạnh mẽ, bền vững, cân bằng và thực hiện mục tiêu giảm nghèo thiên niên kỷ.
Tuy vậy, theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, trong bối cảnh kinh tế thế giới đang phục hồi nhưng những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng vẫn còn kéo dài, nguy cơ trì trệ và suy thoái kinh tế vẫn tiềm ẩn, chúng ta vẫn đang phải đương đầu với những khó khăn và thách thức lớn ở tầm khu vực và toàn cầu. Đó là những hệ quả không mong muốn của chính sách kích thích kinh tế và lạm phát cao đang xảy ra ở nhiều quốc gia trên thế giới, nợ công và thâm hụt tài khóa ở châu Âu, nguy cơ thất nghiệp và phục hồi kém bền vững của một số nền kinh tế lớn, sự tàn phá nặng nề của các thảm họa thiên nhiên… có thể mang lại những tác động khó lường.
Đồng ý với quan điểm này, Chủ tọa Hội đồng Thống đốc- Thống đốc NHNN Việt Nam Nguyễn Văn Giàu cũng cho rằng, các quốc gia trong khu vực hiện đang phải đối mặt với nguy cơ lạm phát cao và dòng vốn nước ngoài gia tăng vào khu vực.
Theo nhận định chung, châu Á tiếp tục tăng trưởng trung bình ở mức 7% nhưng vẫn cần cân nhắc thận trọng thời điểm và cách thức thoái lui các chương trình kích cầu. "Các quốc gia cũng cần xây dựng khuôn khổ kinh tế đặc biệt để đảm bảo dòng vốn này được quản lý phù hợp, tạo được động lực phối hợp rộng hơn nhằm ổn định tài chính, từ đó tái cân bằng nền kinh tế và đảm bảo tăng trưởng bền vững. Bên cạnh đó, vấn đề không kém quan trọng là châu Á cần giảm phụ thuộc vào tăng trưởng xuất khẩu và cố gắng thúc đẩy mạnh mẽ nhu cầu trong nước"- ông Giàu nói.
Không bỏ quên người nghèo
Sau khủng hoảng cũng như những tác động của thiên tai, dịch bệnh, các nền kinh tế đang phát triển tại châu Á đã chứng tỏ được khả năng chống chịu, bứt phá và vươn lên mạnh mẽ của mình. Tuy nhiên, khu vực này cũng đang đối mặt với không ít thách thức đang tồn tại. Bởi vậy, theo Chủ tịch ADB- ông Haruhiko Kuroda, châu Á cần cẩn trọng với các biện pháp kiềm chế lạm phát, chú ý phát triển kinh tế nhưng không nên bỏ quên người nghèo. "Đây là đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong các cuộc khủng hoảng, thiên tai. Không nên quên rằng, dù thành công nhưng Châu Á vẫn là khu vực có hàng trăm triệu người nghèo. Phải có hệ thống an sinh xã hội, bảo vệ người nghèo"- ông Haruhiko Kuroda nhấn mạnh.
Để làm được điều này, vị Chủ tịch ADB đưa ra 5 biện pháp mà các nước cần phải lưu ý thực hiện. Đó là quản trị công tốt, tăng cường vai trò của người nghèo; đầu tư vào cơ sở hạ tầng; cải thiện hệ thống tài chính, đảm bảo người nghèo tiếp cận tốt với hệ thống này và hỗ trợ phát triển chiều sâu. Bên cạnh đó, học tập, chia sẻ kinh nghiệm đối với các khu vực khác cũng như hợp tác và hội nhập đóng vai trò quan trọng trong phát triển tại các quốc gia nghèo.
Ông Haruhiko Kuroda cũng nhấn mạnh rằng, cần phải biến châu Á từ một công xưởng thành một thị trường tiêu dùng.
Việt
Tương tự như các quốc gia khác ở châu Á, năm 2010, Việt
Tuy đã đạt được nhiều thành tựu nhưng theo Thủ tướng, hiện nay, Việt
Đây là nguồn lực quý báu đóng góp tích cực vào thành tựu phát triển của Việt Nam. Việt Nam cam kết sẽ tiếp tục sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả nhất nguồn vốn quý báu này.