Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Chưa mừng đã vội lo âu

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ngày 4/12, phát biểu tại hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) lần thứ 9 đang diễn ra tại Bali của Indonesia, ông Karel De Gucht, phụ trách thương mại của Liên minh châu Âu (EU) cho biết: "Đã đạt được thỏa thuận về sự linh động các quy định thương mại đối với các nước đang phát triển".

Theo đó, các bộ trưởng đã nhất trí áp dụng linh hoạt quy định thương mại đối với các nước đang phát triển. Về việc tạo điều kiện thương mại thuận lợi, một trong ba chủ đề chính trong các cuộc thương lượng của WTO, ông cho biết, các bộ trưởng đã có "một công thức thành công" khi kết hợp gói thương mại linh hoạt với các trụ cột hỗ trợ. Đây được coi là một thắng lợi của hội nghị lần này khi các bên đã đạt được sự đồng thuận về việc đưa WTO trở lại trọng tâm chính sách thương mại.

Tuy nhiên, ngay khi chưa kịp vui mừng trước thắng lợi ban đầu này, Trung Quốc đã bắt đầu cuộc tranh cãi về các biện pháp chống bán phán giá được Mỹ thông qua. Đây là lần khiếu nại thứ 8 của Trung Quốc đối với các biện pháp chống bán phá giá được Chính phủ Mỹ thông qua. Bán phá giá là hành vi cấm theo khuôn khổ các quy tắc chung của các nước thành viên trong WTO. Dù không chỉ rõ những sản phẩm nào liên quan nhưng hãng truyền thông chính thức của Trung Quốc đã dẫn lời ông Shen Danyang, phát ngôn viên chính thức của Bộ Thương mại nước này rằng, đơn khiếu nại nhắm vào 13 biện pháp chống bán phá giá mà Mỹ áp dụng đối với các sản phẩm như thép ống được sử dụng trong công nghiệp dầu mỏ và liên quan đến tổng giá trị xuất khẩu lên đến 8,4 tỷ USD.

Tranh cãi này cho thấy, khoảng cách trong quan điểm của các nước về các tình huống bán phá giá hay ranh giới giữa tự do thương mại vẫn chưa thể lấp đầy. Và thay vì hy vọng vào một thỏa thuận khai thông thế bế tắc của vòng đàm phán Doha sau 12 năm lâm vào tình cảnh "dậm chân tại chỗ", các nhà quan sát đã quan ngại về những tình thế đối đầu mới trên thị trường toàn cầu.