KTĐT - Tiến sỹ JoAnn Manson thuộc Bệnh viện Brigham và Phụ nữ, tác giả của nghiên cứu trên cho biết: “Nghiên cứu của chúng tôi đưa ra đảm bảo rằng các triệu chứng điển hình của thời kỳ đầu mãn kinh, xảy ra ở phần lớn những nữ giới tuổi trung niên, không phải là tác nhân gây ra nguy cơ bệnh tim gia tăng hoặc đột quỵ trong tương lai.”
Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ đăng trên tạp chí Thời kỳ mãn kinh ngày 24/2 cho thấy nữ giới có triệu chứng nóng bừng và đổ mồ hôi ban đêm ở giai đoạn đầu của thời kỳ mãn kinh có thể có ít nguy cơ nhồi máu cơ tim về sau hơn.
Tuy nhiên, những phụ nữ phát triển các triệu chứng này muộn hơn trong thời kỳ mãn kinh có thể có các nguy cơ bệnh tim cao hơn.
Tiến sỹ JoAnn Manson thuộc Bệnh viện Brigham và Phụ nữ, tác giả của nghiên cứu trên cho biết: “Nghiên cứu của chúng tôi đưa ra đảm bảo rằng các triệu chứng điển hình của thời kỳ đầu mãn kinh, xảy ra ở phần lớn những nữ giới tuổi trung niên, không phải là tác nhân gây ra nguy cơ bệnh tim gia tăng hoặc đột quỵ trong tương lai.”
Phát hiện trên được rút ra từ bản phân tích mới về thử nghiệm lâm sàng quy mô lớn mang tên Sáng kiến Sức khỏe của Phụ nữ trong năm 2002, cho thấy liệu pháp thay thế hormone đã làm tăng các bệnh ung thư vú, ung thư buồng trứng và đột quỵ ở những người phụ nữ lớn tuổi hơn.
Tiến sỹ Mason và các cộng sự đã phát hiện những phụ nữ có triệu chứng nóng bừng hoặc đổ mồ hôi ban đêm ở giai đoạn đầu thời kỳ mãn kinh thì ít có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim, đột quỵ hay tử vong hơn so với những người không có những triệu chứng này.
Hơn nữa, các nhà nghiên cứu này còn cho rằng đổ mồ hôi ban đêm và chứng nóng bừng đã giảm các nguy cơ này. Ví dụ, phụ nữ sớm bị nóng bừng và đổ mồ hôi đêm đã giảm 17% nguy cơ đột quỵ, 11% nguy cơ nhồi máu cơ tim và 11% nguy cơ tử vong trong quá trình họ thực hiện nghiên cứu vì bất cứ nguyên nhân nào.
Trong khi đó, nhóm nữ giới ở thời kỳ mãn kinh có các triệu chứng trên muộn hơn có nguy cơ bị hồi máu cơ tim tăng 32% và nguy cơ tử vong tăng 29% so với những người có các triệu chứng trên sớm./.