Chứng khoán hôm nay (19/11): Bất ngờ bán tháo phiên chiều, VN-Index lao dốc

Bích Hời
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi – Phiên giao dịch hôm nay (19/11), thị trường chứng khoán có sự dịch chuyển mạnh của dòng vốn từ nhóm cổ phiếu chứng khoán, bất động sản sang nhóm ngân hàng. Tuy nhiên, phiên chiều lực bán tháo gia tăng, trong rổ VN30 các mã xăng dầu, thép và bất động sản lại gây áp lực lên thị trường.

Bước vào phiên giao dịch buổi sáng, thông tin các ngân hàng thương mại đồng thuận giảm lãi suất cho vay đã giúp cho nhà đầu tư tin tưởng vào các tổ chức tín dụng hỗ trợ vốn cho nền kinh tế phục hồi sản xuất, chia sẻ khó khăn với DN. Do đó, nhà đầu tư đã quay lại mua mạnh cổ phiếu ngân hàng. Tất cả 27 mã ngân hàng trên cả 3 sàn đều xanh điểm, riêng HDB còn tăng lên giá trần và thanh khoản cũng vượt trội so với mọi khi.
Ngược lại nhóm cổ phiếu chứng khoán hôm qua tăng mạnh, với nhiều mã lên mức giá trần thì sáng nay lại bị chốt lời. Tương tự, nhóm bất động sản đầu phiên cũng có nhiều mã tăng trần và tăng tốt, nhưng kết phiên đều hạ độ cao.
Cụ thể, nhóm VN30 tuy phân hóa, nhưng có 17 mã tăng, tập trung vào các cổ phiếu ngân hàng. Trong đó, nhóm ngân hàng tăng tốt nhất là HDB tăng giá trần 6,9% lên mức 30.200 đồng/CP, khớp lệnh cao với 14,75 triệu đơn vị; ACB tăng 3,5%; CTG tăng 2,8%, TCB và VPB cùng tăng 2,7%, BID tăng 2,5%, STB tăng 2%... Các mã ngân hàng còn lại đều tăng trên dưới 1%.
Ngoài HDB thì nhóm bank hôm nay thanh khoản tích tực hơn những phiên gần đây. Cụ thể, TCB khớp cao nhất nhóm với 21,55 triệu đơn vị; các mã VPB, STB, CTG, MBB, MSB đều khớp trên 10 triệu đơn vị.
Rổ VN30 gây áp lực mạnh lên chỉ số có cổ phiếu thép HPG giảm 1,8%; mã lớn bất động sản là VHM, KDH cũng giảm hơn 1%; chỉ có PDR đảo chiều tăng 2,3% lên 91.700 đồng/CP.
Nhóm bất động sản nhỏ và vừa hôm nay bị phân hóa mạnh. Trong đó, ITA, SJF, FLC, TLD, HAR, VPH đầu phiên tăng trần. Nhưng chỉ có VPH giá được mức trần đến cuối phiên, còn lại đánh mất sắc sau khi bị chốt lời mạnh. Kết phiên sắc xanh có ROS, FLC, SGR, SCR, TCH, TLD, HAR, SJF,  …
Nhóm cổ phiếu chứng khoán cũng tương tự, vào đầu phiên khá nhiều mã tăng mạnh. SSI có lúc tăng gần 5%, VIX tăng trần, VCI tăng giá, nhưng kết phiên đều hạ độ cao, thậm chí VIC có lúc mất 2%. Các mã cuối phiên còn tăng hẹ dưới 1% như SSI, BSI, AGR, TVB; còn VCI, VND, HCM, VDS, ORS đồng loạt giảm giá. Nhóm nhỏ và vừa ngành thép cũng giảm sâu trên 2% với các mã HSG, NKG và TLH.
Chốt phiên sáng, sàn HOSE có 185 mã tăng và 269 mã giảm, VN-Index tăng 4,07 điểm, tương đương tăng 0,28% lên 1.473,9 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 831,98 triệu đơn vị, giá trị 23.889,64 tỷ đồng, tăng 27,98% về khối lượng và 17,05% về giá trị so với phiên sáng hôm qua.
 Phiên chiều rung lắc mạnh, VN-Index mất hơn 17 điểm.

Bước vào phiên giao dịch buổi chiều, nhóm ngân hàng vẫn duy trì mức tăng tốt để giữ nhịp thị trường. Tuy nhiên ở nhóm bất động sản cả cổ phiếu bluechip đến các mã nhỏ và vừa đều giảm sâu, chỉ có một số mã đi ngược. Nhóm dịch vụ tài chính cũng tướng tự, số mã giảm nhiều hơn mã tăng.
Các cổ phiếu vốn hóa lớn ở nhóm xăng dầu, thép tiếp tục điều chỉnh giảm sâu khiến VN-Index rung lắc mạnh. Đặc biệt, trước đợt khớp lệnh ATC bất ngờ thị trường bị bán tháo khá mạnh ở nhiều nhóm cổ phiếu. Trong đó, nhóm xăng dầu, bất động sản và dịch vụ tài chính rơi điểm mạnh nhất một số đã giảm về mức giá sàn. Chỉ số VN-Index có lúc mất đến trên 34 điểm. Điểm đáng chú ý phiên chiều này là thanh khoản tăng mạnh ở nhóm ngân hàng và bất động sản.
Cụ thể, rổ VN30 giảm mạnh trong phiên chiều có nhóm xăng dầu nới biên độ giảm sâu như GAS có lúc bị đẩy về giá sàn, kết phiên còn giảm 6,9% xuống 106.000 đồng/CP; PLX giảm 2,6% xuống 59.400 đồng/CP; POW cũng có lúc giảm xuống gái sàn, kết phiên còn giảm 4,8 % xuống 13.950 đồng/CP. Nhóm bluechip bất động sản có KDH giảm 3,6% xuống 45.900 đồng/CP; VHM giảm 2,8% xuống 80.500 đồng/CP; VRE giảm 1,9% xuống 30.500 đồng/CP; NVL giảm 0,5%.
Các mã khác giảm mạnh còn có HPG giảm 3,9% xuống 48.000 đồng/CP; BVH giảm 4,8% xuống 61.100 đồng/CP; GVR giảm 5,4% xuống 37.700 đồng/CP; PNJ giảm 3,7% xuống 102.300 đồng/CP; VNM giảm 2,2% xuống 86.100 đồng/CP; SSI đổi chiều từ tăng mạnh phiên sáng, thành giảm mất 1,1% xuống 48.500 đồng/CP; FPT giảm 1,1%. Nhóm VN30 giảm dưới 1% còn có SAB, MSN, BID.
Trụ vững sắc xanh trong rổ VN30 có HDB cũng có khi bị rung lắc đánh mất sắc tím, kết phiên vẫn trở lại mức giá trần 6,9% lên 30.200 đồng/CP; TPB tăng 1,3% lên 43.500 đồng/CP; VJC tăng 1% lên 127.800 đồng/CP; ACB tăng 2,9% lên 33.450 đồng/CP, VPB tăng 2,3% lên 36.200 đồng/CP; CTG tăng 2% lên 32.800 đồng/CP; TCB tăng 1,9% lên 52.500 đồng/CP; PDR tăng 1,2% lên 90.700 đồng/CP. Một số mã tăng nhẹ dưới 1% có VCB, VIC; MBB và MWG đứng giá tham chiếu.
Thanh khoản tích cực nhất nhóm VN30 vẫn là HPG khớp trên 48,47 triệu đơn vị cao nhất thị trường; POW khớp 32,1 triệu đơn vị; SSI khớp 31 triệu đơn vị; TCB khớp 29,5 triệu đơn vị; STB khớp 22 triệu đơn vị; VPB khớp 19,5 triệu đơn vị; HDB khớp 20,8 triệu đơn vị; MBB khớp 18,2 triệu đơn vị; CTG khớp 21,6 triệu đơn vị; ACB khớp gần 10 triệu đơn vị.
Nhóm dịch vụ tài chính phiên chiều nay có khá nhiều mã bị bán ở mức giá thấp. Cụ thể như APG đứng giá sàn; FIT, VDS có lúc bị bán với giá sàn, kết phiên giảm 4,4 và 6,6% lần lượt. Giảm sâu từ 3% trở lên có các mã FTS, HCM, ORS, VCI, VND. Nhóm giảm trên dưới 2% có AGR, CTS, TVS, TVB, OGC. Nhóm này chỏ có BCG tăng 1,6%; VIX tăng 4,6%. Thanh khoản nhóm này có AGR khớp trên 8 triệu đơn vị; FIT khớp 14,5 triệu đơn vị; ORS khớp 9 triệu đơn vị; VIX khớp 11,8 triệu đơn vị và VND khớp 12 triệu đơn vị.
Nhóm bất động sản nhỏ và vừa cũng bị chốt lời ở mức giá thấp. Cụ thể, CCL, DRH, IJC, DLG, LGL bị bán ở mức giá sàn. Các mã giảm sàu từ gần 2% đến trên 6% có AMD, BCM, CCI, CRE, D2D, DIG, DXG,  FDC, FIR, HDC, HDR, HTN, KBC, KHG, NBB, NLG, NTL, SZC, TDH, TEG, TIP, TN1, ROS… trong đó, AMD khớp 8,9 triệu đơn vị; DIG khơp 8,2 triệu đơn vị; DXG khớp 15 triệu đơn vị; KBC khớp 16,2 triệu đơn vị; ROS khớp 32,88 triệu đơn vị.
Tuy nhiên, vẫn còn một số mã đi ngược thị trường tăng tốt như FLC có lúc lên giá trần, đứng phiên còn tăng 5,8%, khớp 45 triệu đơn vị, thanh khoản cao thứ 2 trên thị trường sau HPG; HAR tăng 1,4 có gần 5 triệu đơn vị; DXS tăng 1,9%; AGG tăng 1,7%; HQC tăng 0,7%, khớp 39,6 triệu đơn vị; ITA đánh mất sắc tím còn tăng 3,7%, khớp 43,4 triệu đơn vị; PTL tăng 1,9%; QCG tăng 3,2%, khớp 5,6 triệu đơn vị; SCR tăng 1,3%, khớp 18,2 triệu đơn vị.
Chốt phiên chiều, sàn HOSE có 124 mã tăng và 345 mã giảm, VN-Index giảm mạnh 17,48 điểm, tương đương giảm 1,19% về mức 1.452,35 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 1.522,74 triệu đơn vị, giá trị 44.802,5 tỷ đồng, tăng mạnh 39,6% về khối lượng và tăng mạnh gần 28,28% về giá trị so với phiên hôm qua 18/11. Là phiên có giá trị và khối lượng cao thứ 3 kể từ ngày 3/11 trở lại đây.
Trên sàn HNX, hôm nay nhóm HNX30 cũng đã bị giật xuống kể từ giữa phiên chiều với nhiều mã giảm sâu, khiến HNX-Index mất điểm.
Cụ thể, giảm từ 4% đến trên 6% có BVS, DXP, L14, LAS, MSB, PVS, PVC, PVB, SHS, TNG, VC3, VCS, VMC. Các mã DDG, NTP, NBC giảm trên 1 đến trên 2%. Còn LHC, TH D giảm sát mức giá sàn mất 9% và 9,4%. Trong đó, SHS và PVS cùng khớp trên 18 triệu đơn vị, cao nhất sàn HNX.
Ngược lại, mã CEO phiên sáng vẫn nối dài chuỗi phiên tăng trần, những chiều thu hẹp biên độ chỉ còn tăng 9,4%, khớp hơn 13,19 triệu đơn vị; IDC có lúc cũng giảm, nhưng bật tăng mạnh 6,2% lên 88.000 đồng/CP, khớp 4 triệu đơn vị, hỗ trợ tích cực cho chỉ số khói mất điểm sâu; HUT tăng 1,3%, khớp 4,6 triệu đơn vị; NVB tăng 1%; SLS đứng giá tham chiếu.
Chốt phiên, sàn HNX có 75 mã tăng và 188 mã giảm, chỉ số HNX-Index giảm mạnh 14,76 điểm, tương đương giảm 3,15% xuống 453,97 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 253,8 triệu đơn vị, giá trị 6.450 tỷ đồng, tăng mạnh cả về khối lượng và giá trị so với phiên hôm qua.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần