Chứng khoán Mỹ lao dốc, giá trị vốn hóa “bốc hơi” gần 2,5 nghìn tỷ USD

Nguyễn Thu (Theo Reuters, CNBC)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ngày 8/2, chứng khoán Mỹ sụt giảm khoảng 4%, chính thức bước vào thời kỳ điều chỉnh. Tổng vốn hóa của thị trường chứng khoán Mỹ đã bị “thổi bay” gần 2,5 nghìn tỷ USD do chỉ số S&P 500 sụt giảm khoảng 10% so với mức kỷ lục được thiết lập trong ngày 26/1/2018.

Chứng khoán Mỹ giảm mạnh, chính thức rơi vào vùng điều chỉnh.
Các thị trường chứng khoán khác trên toàn cầu còn bị thiệt hại thậm lớn hơn với 5,20 nghìn tỷ USD đã ra đi do bị ảnh hưởng từ đà lao dốc của Phố Wall.
Chứng khoán Mỹ hôm qua đồng loạt giảm mạnh khi số liệu kinh tế và lợi nhuận khả quan của các doanh nghiệp không đủ sức trấn an Phố Wall trước lo ngại lãi suất tăng cao.
Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones đóng cửa giảm 4,15% xuống 23.860,46 điểm, chính thức rơi vào vùng điều chỉnh. Đây là điểm đóng cửa thấp nhất của Dow Jones kể từ ngày 28/11 năm ngoái.
Chỉ số S&P 500 lao dốc 3,75% xuống mức đáy mới, còn 2.581 điểm. Chỉ số này cũng rơi khỏi trung bình động 100 ngày và ngưỡng 2.600 điểm, hai cột mốc quan trọng. Đây là lần thứ 3 trong 5 ngày qua chỉ số S&P 500 giảm hơn 2%.
Tương tự, chỉ số công nghệ Nasdaq chốt phiên giảm 3,9% xuống 6.777,16 điểm khi giá cổ phiếu các hãng công nghệ lớn như Amazon, Facebook và Microsoft đồng loạt giảm ít nhất 4,5%.
Các chuyên viên giao dịch tỏ ra lo lắng đà bán tháo vẫn chưa tới hồi chấm dứt. Chỉ số S&P 500 hiện đang ở mức thấp nhất kể từ tháng 11/2017.
Phần lờn các chuyên gia phân tích vẫn xem đà lao dốc của thị trường chứng khoán Mỹ là sự điều chỉnh thường thấy chứ không phải là dấu hiệu của thị trường con gấu  (được định nghĩa là giảm 20% so với mức đỉnh gần đây).
Mặc dù khoản thua lỗ là đáng lo ngại, nhưng ông Nick Holeman, nhà lập kế hoạch tài chính tại Betterment, khuyên các nhà đầu tư không nên hoảng loạn ngay lúc này. “Miễn là bạn đầu tư một cách hợp lý để đạt được mục tiêu, hãy tránh xa danh mục đầu tư của bạn”, chuyên gia Holeman nói thêm.
Tuy nhiên, nếu đà sụt giảm kéo dài hơn dự kiến thì mọi thứ sẽ trở nên phức tạp hơn. Ông Holeman cho rằng nhà đầu tư nên tái cân bằng lại danh mục. “Khi mức độ biến động tăng cao, danh mục của bạn có thể trở nên mất cân bằng – điều này có nghĩa là bạn có thể chấp nhận nhiều hoặc ít rủi ro hơn bạn nghĩ”.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần