Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

"Chúng ta không thừa thầy, chỉ thừa người kém"

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Trong chiều nay (16/11), các đại biểu quốc hội đã liên tục đưa ra những câu hỏi dành cho Bộ trưởng Bộ Giáo dục& Đào tạo (GD&ĐT) Phạm Vũ Luận, trong đó vấn đề thừa thầy, thiếu thợ mà Quốc hội đã lưu ý từ năm 2013 lại được đặt ra.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục& Đào tạo Phạm Vũ Luận trả lời chất vấn tại hội trường chiều 16/11.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục& Đào tạo Phạm Vũ Luận trả lời chất vấn tại hội trường chiều 16/11.
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đã cho biết, về tình trạng thừa thầy, thiếu thợ được Quốc hội lưu ý từ năm 2013, đến nay các công việc làm chưa rõ. Trong những năm vừa qua, Quốc hội đã nhiều lần lưu ý thành lập các trường đại học (ĐH), việc tuyển sinh nhiều và không đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động. "Nói tóm tắt lại việc thành lập các trường ĐH và phát triển một số lượng quy mô khá nóng giai đoạn đó được bắt nguồn từ việc chấp hành thực hiện Nghị quyết 14 của Chính phủ ban hành năm 2005, trong Nghị quyết này, có nêu ra chỉ tiêu phấn đấu năm 2020 phải đạt chỉ tiêu 450 sinh viên/1 vạn dân", ông Luận nói.

Trong quá trình chỉ đạo, Chính phủ và Bộ GD&ĐT đã phát hiện ra những vấn đề trên như đại biểu đề cập nên đã có những hoạt động cân chỉnh lại mức cân đối này. Cụ thể, thứ nhất Bộ GD&ĐT đã kiến nghị với Thủ tướng ban hành Quyết định 37 vào năm 2013 điều chỉnh chỉ tiêu sinh viên trên 1 vạn dân từ 450 xuống 256 sinh viên vào năm 2020.

Thứ hai, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ đã điều chỉnh quy hoạch mạng lưới giảm nhịp độ thành lập các trường ĐH và nâng cấp các trường cao đẳng lên ĐH và hiện nay các công việc này vẫn đang tiếp tục triển khai.

Thứ ba, Bộ đã tiến hành thanh kiểm tra điều kiện các nhà trường, tiến hành đóng và không cho phép mở nhiều ngành của một số trường ĐH không đủ điều kiện, đảm bảo chất lượng cũng như tổ chức các hoạt động không đáp ứng được yêu cầu cả ở ĐH, thạc sĩ và tiến sĩ. Bộ GD&ĐT đã áp dụng chỉ tiêu đảm bảo chất lượng, đến giai đoạn vừa qua đã bước đầu áp dụng hai chỉ tiêu (số lượng sinh viên cơ hữu/ số lượng thầy cô giáo của nhà trường để khuyến khích các trường tăng cường bổ sung, nâng cao chất lượng, số lượng của giáo viên, chỉ tiêu thứ hai là mét vuông xây dựng để phục vụ việc học tập, nghiên cứu khoa học và sinh hoạt của HSSV).

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết thêm, kiểm điểm lại, Bộ GD&ĐT thấy tình hình tuyển dụng mới và bổ sung thầy cô giáo và đào tạo nâng cao chất lượng thầy cô giáo đã được tăng lên rõ rệt, số lượng nhà trường đi thuê cơ sở vật chất mà phương tiện truyền thông lên tiếng đã giảm đi, nhiều trường đã mua đất xin cấp đất để phục vụ công tác dạy và học, nghiên cứu khoa học của thầy và trò. "Chúng tôi đã điều chỉnh quy mô đào tạo tại chức, theo hình thức giáo dục thường xuyên, đào tạo từ xa, chấm dứt đào tạo từ xa đối với chuyên ngành đào tạo sư phạm, chấm dứt đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ ở các cơ sở không phải trụ sở chính của nhà trường.

Gần đây, theo ý kiến của ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, Tây Nguyên và Tây Bắc, sau khi tham khảo ý kiến của các bộ ngành liên quan, Bộ GD&ĐT đồng ý xem xét việc đào tạo từ xa thạc sĩ ở tại các địa phương thuộc ban ba Tây Nguyên nếu như ở vùng đó có nhu cầu thực sự, bổ sung cán bộ và nguồn cán bộ tập trung tại các thành phố.

Triển khai Nghị quyết 29 của BCH T.Ư Đảng, Bộ G&ĐT đã gắn kết đào tạo với nhu cầu sử dụng của thị trường, thông qua thành lập các hội đồng trường, trong đó yêu cầu có đại diện của giới DN, nhà khoa học, ngoài nhà trường, nhiều trường có mời chuyên gia, giáo sư nổi tiếng của ĐH ở nước ngoài góp phần thẩm định chương trình, đánh giá chất lượng đào tạo giáo viên, chất lượng chương trình theo quy chuẩn của Bộ GD&ĐT ban hành, hướng tới quy chuẩn chung của quốc tế, các hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, hợp tác quốc tế cũng được đẩy mạnh theo hướng nâng cao chất lượng.

"Về ý này, tôi xin đính chính thêm một ý, chúng ta phải bổ sung “không phải thừa thầy” mà chúng tôi vẫn đang thiếu thầy, chúng tôi vẫn đang khuyến khích việc các trường đại học cần phải tăng cường giáo viên, các thầy cô giáo, các kỹ sư, tiến sĩ chúng ta vẫn đang thiếu. Chúng ta chỉ thừa người kém thôi. Và thiếu thợ thì đúng là thiếu thợ nhưng là thiếu thợ giỏi, chứ chúng ta chưa thừa thầy tốt”, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận cho biết.