Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Chương trình hành động của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghệ thuật Hà Nội Dương Minh Ánh, ứng cử viên đại biểu Quốc hội khóa XV

Kinhtedothi.vn
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Báo Kinh tế & Đô thị trân trọng giới thiệu đến cử tri của TP Hà Nội tiểu sử tóm tắt, chương trình hành động của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghệ thuật Hà Nội Dương Minh Ánh, ứng cử viên đơn vị bầu cử số 3 gồm các quận: Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, Thanh Xuân

Chương trình hành động của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghệ thuật Hà Nội Dương Minh Ánh, ứng cử viên đại biểu Quốc hội khóa XV - Ảnh 1
BÀ DƯƠNG MINH ÁNH

Sinh ngày: 1/9/1975

Nghệ sĩ Ưu tú; ThS Quản lý giáo dục; Cử nhân Thanh nhạc;

Cử nhân Quản lý xã hội; Cao cấp lý luận chính trị;

Đại biểu Quốc hội khóa XIV

Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghệ thuật Hà Nội
Nếu được cử tri tín nhiệm tiếp tục bầu là đại biểu Quốc hội khóa XV, tôi cam kết thực hiện chương trình hành động như sau:

1. Làm tốt vai trò của đại biểu Nhân dân; liên hệ chặt chẽ, tiếp thu ý kiến và phản ánh đầy đủ, trung thực tâm tư, nguyện vọng chính đáng của cử tri tới Quốc hội và các cơ quan có thẩm quyền; giám sát việc giải quyết và thông báo kết quả tới cử tri.

2. Đề xuất các chính sách ưu tiên cho giáo dục, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư cho giáo dục, đào tạo nghề, giải quyết việc làm; nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, đề xuất các cơ chế chính sách liên quan đến đội ngũ nhà giáo; nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học; nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo, tỷ lệ lao động áp dụng khoa học, công nghệ,...

3. Đề xuất cơ chế, chính sách nhằm thực hiện các mục tiêu chiến lược phát triển ngành công nghiệp văn hóa; quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa; tăng cường các nguồn lực đầu tư, đổi mới phương thức hoạt động và mô hình quản lý, nâng cao hiệu quả khai thác sử dụng các thiết chế văn hóa; nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa, nghệ thuật góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của Nhân dân; đề xuất cơ chế chính sách đặc thù đối với văn nghệ sĩ, nghệ nhân; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật.

4. Quan tâm đến quyền lợi của phụ nữ và trẻ em; thúc đẩy lồng ghép giới khi xây dựng chính sách pháp luật; đấu tranh phòng, chống các hành vi bạo lực và xâm hại tình dục ở phụ nữ và trẻ em.

5. Đề xuất các cơ chế, chính sách hỗ trợ, giúp đỡ, bảo vệ người cao tuổi.