Chương trình hành động của Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam Bùi Hoài Sơn, ứng cử viên đại biểu Quốc hội khóa XV

Kinhtedothi.vn
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Báo Kinh tế & Đô thị trân trọng giới thiệu đến cử tri của TP Hà Nội tiểu sử tóm tắt, chương trình hành động của Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam Bùi Hoài Sơn, ứng cử viên đơn vị bầu cử số 5 gồm các quận: Tây Hồ, Bắc Từ Liêm và huyện Hoài Đức.

Chương trình hành động của Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam Bùi Hoài Sơn, ứng cử viên đại biểu Quốc hội khóa XV - Ảnh 1

ÔNG BÙI HOÀI SƠN

Sinh ngày: 24/10/1975

PGS,TS chuyên ngành Văn hóa; Cao cấp lý luận Chính trị

Ủy viên BCH Đảng bộ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

Bí thư Đảng ủy - Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam

Nếu được cử tri tín nhiệm bầu là đại biểu Quốc hội khóa XV, tôi cam kết thực hiện chương trình hành động như sau:

1. Hoàn thành tốt nhiệm vụ của đại biểu Quốc hội chuyên trách tại Ủy ban Văn hóa - Giáo dục; là cầu nối giữa Quốc hội và cử tri, kịp thời đưa ý kiến, nguyện vọng của cử tri đến Quốc hội và các cơ quan có thẩm quyền...

2. Tập trung các vấn đề mang tính đột phá trong phát triển văn hóa Việt Nam, đặc biệt là mối quan hệ biện chứng giữa phát triển văn hóa và xây dựng con người, giữa bảo tồn và phát triển, giữa văn hóa với kinh tế, chính trị, xã hội và giáo dục, phát triển công nghiệp văn hóa và sáng tạo, văn hóa số...

3. Tham gia sửa đổi một số luật như: Luật Điện ảnh, Luật Di sản văn hóa... góp phần tạo hành lang pháp lý, điều kiện để các ngành này phát triển hơn nữa trong thời gian sắp tới.

4. Phối hợp với các bộ, ban, ngành để tạo sự đột phá trong phát triển văn hoá như: Tổ chức diễn đàn văn hóa quốc gia để văn nghệ sĩ, trí thức đóng góp ý kiến cho việc phát triển văn hoá, nghệ thuật và xây dựng bộ chỉ số phát triển văn hóa quốc gia để định lượng và tạo sự cạnh tranh trong phát triển văn hoá ở các địa phương.

5. Tập trung các vấn đề văn hóa then chốt của Thủ đô như: Thực hiện thành công Chương trình hành động mà Hà Nội cam kết với UNESCO cho danh hiệu “Thành phố sáng tạo”, từ đó để “sáng tạo” trở thành thành tố bao trùm mọi hoạt động của Thủ đô, lan tỏa những giá trị tốt đẹp đi khắp cả nước; xây dựng người Hà Nội văn minh - thanh lịch; bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá, làng nghề thủ công, nghệ thuật truyền thống, không gian sáng tạo...

Kinh tế đô thị cuối tuần