Không phải ngẫu nhiên mà ông Kerry chọn Trung Quốc là điểm dừng chân đầu tiên. Rõ ràng, Washington cảm thấy hài lòng trước động thái bất ngờ bỏ phiếu thuận của Bắc Kinh tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc nhằm siết chặt cấm vận Bình Nhưỡng cũng như không phản đối gay gắt cuộc tập trận quy mô lớn chưa từng có của liên quân Mỹ - Hàn trên bán đảo Triều Tiên. Trong bối cảnh hiện nay, chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ được cho là một nỗ lực nhằm hối thúc Trung Quốc đưa Triều Tiên trở lại bàn đàm phán về vấn đề hạt nhân.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry.
Chặng dừng chân thứ hai của ông Kerry tại Hàn Quốc cũng được coi là nhằm trấn an đồng minh trước những lời đe dọa gia tăng của Triều Tiên. Các hoạt động tập trận chung, việc Mỹ triển khai các loại máy bay, tàu chiến hiện đại và tối tân nhất dường như chưa thể
Trước đó, trong chuyến thăm lần thứ 3 tới Trung Đông trong vòng chưa đầy một tháng, ông John Kerry đã phần nào đạt được mục tiêu làm sống lại các cuộc đàm phán hòa bình Israel - Palestine, bị đình trệ từ năm 2010. |
Trong một động thái nhằm khẳng định cam kết không từ bỏ chính sách “xoay trục” sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương, tại cuộc thảo luận về kế hoạch tái cân bằng lực lượng của Mỹ vừa diễn ra tại Washington hôm 10/4 (theo giờ Việt Nam), Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter cho biết, nước này sẽ tiếp tục xúc tiến kế hoạch chuyển trọng tâm quân sự sang khu vực này. Sau một thập kỷ tham chiến tại Afghanistan và Iraq, Washington đang tiến tới một bước ngoặt mang tính chiến lược và châu Á - Thái Bình Dương đã trở thành hòn đá tảng trong chính sách quốc phòng của Tổng thống Obama nhằm tập trung khai tác những cơ hội cũng như thách thức có vai trò quyết định tương lai của nước Mỹ. Ông Carter nhấn mạnh, Mỹ có lợi ích lâu dài tại châu Á - Thái Bình Dương và sẽ tiếp tục duy trì vị trí bản lề tại đây bằng cách thực hiện chính sách "xoay trục" gồm nhiều lĩnh vực khác nhau, từ kinh tế, chính trị tới quốc phòng.
Liên quan đến những tranh chấp trên Biển Đông, ông Carter nhấn mạnh: "Mỹ ủng hộ mạnh mẽ sự thống nhất trong ASEAN và hoan nghênh nỗ lực của các nước thành viên trong việc xây dựng bộ Quy tắc ứng xử của các bên liên quan tại Biển Đông. Lập trường rõ ràng và bất biến của Mỹ là phản đối các hành động khiêu khích, áp đặt và sử dụng vũ lực. Chúng tôi ủng hộ cách tiếp cận đa phương để giải quyết các vấn đề trên và đó là lý do chúng tôi ủng hộ quy trình của ASEAN".