KTĐT – “Tập hợp buồn” ở Phân trại số 2, Trại giam Tân Lập (Phú Thọ) là tên các quản giáo ở đây đặt cho một nhóm những “quái kiệt” gồm “vua ảo thuật”; “nghệ nhân”; “kỹ sư” mở khoá... Những ngày tháng thụ án trong tù, những tài lẻ ấy khiến họ thành những con người bước đầu có ích cho xã hội, giúp họ đi đúng lối hơn trên con đường phục thiện.
“Nghệ nhân” và “kỹ sư” mở khóa
Nguyễn Văn Thẩm, một “thành viên” của “Tập hợp buồn” (SN 1974, quê ở Thanh Miện, Hải Dương). Thẩm thụ án 20 năm tù vì tội "Hiếp dâm". Nhà túng quẫn bởi đông anh em, năm 1997, Thẩm rời quê ra Móng Cái (Quảng Ninh) kiếm sống rồi nảy sinh tình cảm yêu đương với một thiếu nữ chưa đầy 16 tuổi.
Cả hai “trao thân gửi phận” cho nhau cho đến ngày Thẩm phải về quê. Xa mặt cách lòng, tình cảm của Thẩm đã có bề phai nhạt. Thấy người mình yêu thay lòng đổi dạ, cô bé buồn chán tự tử và để lại một “tuyệt tình thư” với những lời than van trách móc. May mắn cô đã thoát chết và lá thư tuyệt mệnh ấy là bằng chứng để kết tội Thẩm.
Biết Thẩm là người khéo tay nên trại đã phân công Thẩm tham gia xây dựng, chỉnh trang phân trại. Khi một khu giam giữ ở Phân trại số 2 được xây dựng thêm, trại mua về mấy con vật được làm bằng bê tông để trang trí phần sân.
Thế nhưng, chở bằng ôtô, nên con thì gẫy chân, con gẫy cổ. Tiếc của, cán bộ trại đã triệu Thẩm lên để “cứu chữa”. Chỉ ít ngày lụi cụi gắn, đắp, những con vật trên đã trở lại y nguyên vóc dáng ban đầu.
Thấy chúng quá “cô đơn” Thẩm đề xuất được làm thêm nhiều con giống nữa. Cùng với một cộng sự tên Long (đã mãn hạn tù), Thẩm bắt tay làm đôi hươu cao cổ để “đánh bạn” với mấy con hươu mà trại đã mua. Hơn 2 tháng “thai nghén” bất kể nắng mưa, đôi hươu trông sinh động như thật đã ra đời...
Được sự khích lệ của Ban giám thị, Thẩm và cộng sự tiếp tục cho ra đời nhiều tác phẩm mà nhiều người khi tới trại đều hết sức kinh ngạc. Những chú ngựa vằn đang nhởn nhơ gặp cỏ, những chú trâu đang í ới gọi nhau, những chú hươu sao đang ngơ ngác tìm bầy, đặc biệt là chú ngựa chiến hùng dũng tung vó được tạo dựng rất tinh vi đặt ngay tại cổng vào khu giam giữ...
Riêng con ngựa chiến, Thẩm và người bạn tù của mình đã phải mất hơn 3 tháng trời vùi mình vào bê tông, sắt thép. Vất vả nhưng vui. Vui vì những tháng ngày ở tù, tự nhiên Thẩm lại có thêm được một nghề mới.
Hoàng Văn Khánh, quê ở huyện Đầm Hà, Quảng Ninh, mang án chung thân vì tội "Giết người". Vào cuối năm 1996, Khánh luôn thủ dao găm theo đám trai làng đi chơi. Tối ấy, Khánh gặp người quen nên buông lời trêu ghẹo. Hai bên lao vào nhau ẩu đả. Anh của đối thủ đến cứu viện và cho Khánh mấy cú đấm.
Sẵn có “hàng lạnh”, Khánh đã xuống tay tàn khốc cướp đi sinh mạng của đối phương. Cũng như Thẩm, Khánh chỉ biết đích xác mình có kỹ năng mở khoá khi đã yên vị... trong tù. Sự phát hiện ấy bắt đầu từ lần cán bộ quản giáo muốn tìm thợ khoá để sửa giúp phân trại một ổ khoá bị hỏng. Thế nhưng, tất thảy các phạm nhân ở trại đều bó tay.
Biết Khánh trước đây làm nghề rèn, cán bộ trại đã nhờ Khánh sửa theo kiểu cầu may. Thế nhưng, chỉ chút ít thời gian, chiếc khoá trước đây đã phải viện đến búa cũng không mở được đó đã được Khánh tháo tung.
Từ bận đó, Khánh bỗng chú ý hơn tới những chiếc khoá mà mình thường gặp. Và, sự “nghiên cứu” ấy đã khiến Khánh phát hiện ra nguyên lý vận hành của từng loại khoá khác nhau. Theo Khánh thì nắm được nguyên lý đó, dù chiếc khoá có hiện đại tới đâu, Khánh cũng đều cho là... đơn giản.
Chỉ vài cái cật tre hoặc vài chiếc dây thép, bất cứ loại khóa nào cũng bị Khánh khuất phục. Kể cả những chiếc két sắt hiện đại cũng không phải là “đối thủ” của Khánh. Chính vì thế, các cán bộ khi gặp sự cố đều tìm tới Khánh và động viên phạm nhân này cố giữ lấy nghề “mở khóa” lương thiện chứ tuyệt đối không được “đột vòm”, “đục két”.
“Khêu bấc” thiện
Nguyễn Văn Chữ (SN 1960, quê ở Yên Bái) được coi là “vua hai ngón”. Ngồi trong phòng trực ban của phân trại, nói chuyện, Chữ cứ luôn mồm nhắc tôi: “Cán bộ nên cẩn thận với cái ví của mình, không nhìn thấy, em... thèm lắm đấy!”.
Những lời ấy không biết do Chữ muốn “quảng cáo” cái nghề của mình hay bởi cái tính tắt mắt đã ăn sâu vào máu Chữ rồi. Thấy đồ là ngứa tay muốn móc, móc như một phản xạ tự nhiên, chẳng cần biết đối tượng của mình là ai và móc để làm gì!
Hồi đó, ga Yên Bái là điểm nóng của tệ nạn trộm cắp, móc túi, cướp giật. Chữ chọn móc túi làm kế sinh nhai cho mình. Tài móc túi của Chữ được phong là “nghệ nhân” bởi gã ra tay xuất quỷ nhập thần. Vỗ vai, đá mông, đi thoáng qua nạn nhân trong một vài giây là trong túi Chữ đã có đồng hồ, ví da.
Với “tài năng” ấy, đám tiểu yêu ở Yên Bái “phong” Chữ là “vua hai ngón”. Chữ đem lòng yêu một cô gái gần nhà nhưng “đối tác” vẫn e sợ “vua hai ngón”. Chữ hứa, Chữ thề thốt đủ đường mà “người ấy” vẫn không tin.
Thấy vậy, Chữ bèn mang con dao sắc lẹm đi tỏ tình. Khi thề thốt nhưng “ý trung nhân” vẫn không tin mình, Chữ rút phăng con dao kê ngón tay trỏ bên bàn tay trái lên miếng gỗ chém bay rồi quỳ xuống tỏ tình. Đến nước này, cô gái chỉ còn biết nhận lời. Vậy là Chữ thành người có vợ.
Tuy nhiên, gánh nặng gia đình khiến Chữ mệt mỏi và lao vào nghề cũ rồi lại vào trại. Gặp chúng tôi, Chữ thề sẽ “cải tà quy chính” vì quá nhớ 4 đứa con nheo nhóc ở nhà.
Trung tá Nguyễn Hữu Ngọ - cán bộ giáo dục, Phân trại số 2, Trại giam Tân Lập nói trại giam chính là nơi dừng chân của những kẻ “tật nguyền” về lối sống nhưng trong số họ vẫn có người tài. Những con người như Thẩm, Khánh, Chữ đều có ích cho xã hội nhưng phải được gột rửa những vết nhơ trong tâm trí. Lúc đó, họ sẽ toàn tâm toàn ý làm người có ích. Các cán bộ nơi đây đều cố gắng khơi dậy những tài năng có ích và động viên họ trở về nẻo thiện.
“Nghệ nhân” và “kỹ sư” mở khóa
Nguyễn Văn Thẩm, một “thành viên” của “Tập hợp buồn” (SN 1974, quê ở Thanh Miện, Hải Dương). Thẩm thụ án 20 năm tù vì tội "Hiếp dâm". Nhà túng quẫn bởi đông anh em, năm 1997, Thẩm rời quê ra Móng Cái (Quảng Ninh) kiếm sống rồi nảy sinh tình cảm yêu đương với một thiếu nữ chưa đầy 16 tuổi.
Phạm nhân Nguyễn Văn Thẩm. |
Biết Thẩm là người khéo tay nên trại đã phân công Thẩm tham gia xây dựng, chỉnh trang phân trại. Khi một khu giam giữ ở Phân trại số 2 được xây dựng thêm, trại mua về mấy con vật được làm bằng bê tông để trang trí phần sân.
Thế nhưng, chở bằng ôtô, nên con thì gẫy chân, con gẫy cổ. Tiếc của, cán bộ trại đã triệu Thẩm lên để “cứu chữa”. Chỉ ít ngày lụi cụi gắn, đắp, những con vật trên đã trở lại y nguyên vóc dáng ban đầu.
Thấy chúng quá “cô đơn” Thẩm đề xuất được làm thêm nhiều con giống nữa. Cùng với một cộng sự tên Long (đã mãn hạn tù), Thẩm bắt tay làm đôi hươu cao cổ để “đánh bạn” với mấy con hươu mà trại đã mua. Hơn 2 tháng “thai nghén” bất kể nắng mưa, đôi hươu trông sinh động như thật đã ra đời...
Được sự khích lệ của Ban giám thị, Thẩm và cộng sự tiếp tục cho ra đời nhiều tác phẩm mà nhiều người khi tới trại đều hết sức kinh ngạc. Những chú ngựa vằn đang nhởn nhơ gặp cỏ, những chú trâu đang í ới gọi nhau, những chú hươu sao đang ngơ ngác tìm bầy, đặc biệt là chú ngựa chiến hùng dũng tung vó được tạo dựng rất tinh vi đặt ngay tại cổng vào khu giam giữ...
Riêng con ngựa chiến, Thẩm và người bạn tù của mình đã phải mất hơn 3 tháng trời vùi mình vào bê tông, sắt thép. Vất vả nhưng vui. Vui vì những tháng ngày ở tù, tự nhiên Thẩm lại có thêm được một nghề mới.
Tác phẩm của Thẩm và cộng sự. |
Hoàng Văn Khánh, quê ở huyện Đầm Hà, Quảng Ninh, mang án chung thân vì tội "Giết người". Vào cuối năm 1996, Khánh luôn thủ dao găm theo đám trai làng đi chơi. Tối ấy, Khánh gặp người quen nên buông lời trêu ghẹo. Hai bên lao vào nhau ẩu đả. Anh của đối thủ đến cứu viện và cho Khánh mấy cú đấm.
Sẵn có “hàng lạnh”, Khánh đã xuống tay tàn khốc cướp đi sinh mạng của đối phương. Cũng như Thẩm, Khánh chỉ biết đích xác mình có kỹ năng mở khoá khi đã yên vị... trong tù. Sự phát hiện ấy bắt đầu từ lần cán bộ quản giáo muốn tìm thợ khoá để sửa giúp phân trại một ổ khoá bị hỏng. Thế nhưng, tất thảy các phạm nhân ở trại đều bó tay.
Biết Khánh trước đây làm nghề rèn, cán bộ trại đã nhờ Khánh sửa theo kiểu cầu may. Thế nhưng, chỉ chút ít thời gian, chiếc khoá trước đây đã phải viện đến búa cũng không mở được đó đã được Khánh tháo tung.
Từ bận đó, Khánh bỗng chú ý hơn tới những chiếc khoá mà mình thường gặp. Và, sự “nghiên cứu” ấy đã khiến Khánh phát hiện ra nguyên lý vận hành của từng loại khoá khác nhau. Theo Khánh thì nắm được nguyên lý đó, dù chiếc khoá có hiện đại tới đâu, Khánh cũng đều cho là... đơn giản.
Chỉ vài cái cật tre hoặc vài chiếc dây thép, bất cứ loại khóa nào cũng bị Khánh khuất phục. Kể cả những chiếc két sắt hiện đại cũng không phải là “đối thủ” của Khánh. Chính vì thế, các cán bộ khi gặp sự cố đều tìm tới Khánh và động viên phạm nhân này cố giữ lấy nghề “mở khóa” lương thiện chứ tuyệt đối không được “đột vòm”, “đục két”.
“Khêu bấc” thiện
Nguyễn Văn Chữ (SN 1960, quê ở Yên Bái) được coi là “vua hai ngón”. Ngồi trong phòng trực ban của phân trại, nói chuyện, Chữ cứ luôn mồm nhắc tôi: “Cán bộ nên cẩn thận với cái ví của mình, không nhìn thấy, em... thèm lắm đấy!”.
Những lời ấy không biết do Chữ muốn “quảng cáo” cái nghề của mình hay bởi cái tính tắt mắt đã ăn sâu vào máu Chữ rồi. Thấy đồ là ngứa tay muốn móc, móc như một phản xạ tự nhiên, chẳng cần biết đối tượng của mình là ai và móc để làm gì!
Hồi đó, ga Yên Bái là điểm nóng của tệ nạn trộm cắp, móc túi, cướp giật. Chữ chọn móc túi làm kế sinh nhai cho mình. Tài móc túi của Chữ được phong là “nghệ nhân” bởi gã ra tay xuất quỷ nhập thần. Vỗ vai, đá mông, đi thoáng qua nạn nhân trong một vài giây là trong túi Chữ đã có đồng hồ, ví da.
Với “tài năng” ấy, đám tiểu yêu ở Yên Bái “phong” Chữ là “vua hai ngón”. Chữ đem lòng yêu một cô gái gần nhà nhưng “đối tác” vẫn e sợ “vua hai ngón”. Chữ hứa, Chữ thề thốt đủ đường mà “người ấy” vẫn không tin.
Thấy vậy, Chữ bèn mang con dao sắc lẹm đi tỏ tình. Khi thề thốt nhưng “ý trung nhân” vẫn không tin mình, Chữ rút phăng con dao kê ngón tay trỏ bên bàn tay trái lên miếng gỗ chém bay rồi quỳ xuống tỏ tình. Đến nước này, cô gái chỉ còn biết nhận lời. Vậy là Chữ thành người có vợ.
Tuy nhiên, gánh nặng gia đình khiến Chữ mệt mỏi và lao vào nghề cũ rồi lại vào trại. Gặp chúng tôi, Chữ thề sẽ “cải tà quy chính” vì quá nhớ 4 đứa con nheo nhóc ở nhà.
Trung tá Nguyễn Hữu Ngọ - cán bộ giáo dục, Phân trại số 2, Trại giam Tân Lập nói trại giam chính là nơi dừng chân của những kẻ “tật nguyền” về lối sống nhưng trong số họ vẫn có người tài. Những con người như Thẩm, Khánh, Chữ đều có ích cho xã hội nhưng phải được gột rửa những vết nhơ trong tâm trí. Lúc đó, họ sẽ toàn tâm toàn ý làm người có ích. Các cán bộ nơi đây đều cố gắng khơi dậy những tài năng có ích và động viên họ trở về nẻo thiện.