Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Cơ bản giải quyết vướng mắc, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Các đại biểu ấn nút biểu quyết thông qua Luật Đất đai (sửa đổi). Ảnh: Đăng Khoa

Với 89,96% đại biểu tán thành, sáng 29/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) gồm 14 chương, 212 điều và sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2014. Trước đó, thực hiện Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ (UBTV) Quốc hội, Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã được tổ chức lấy ý kiến nhân dân và đã tiếp nhận gần 7 triệu lượt ý kiến góp ý.

 Trước khi thông qua, báo cáo tiếp thu, giải trình của UBTV Quốc hội do Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu trình bày đã thể hiện sự tiếp thu khá toàn diện ý kiến của đại biểu (tập trung vào 9 nội dung cơ bản và một số vấn đề khác) đã được đưa vào Luật Đất đai (sửa đổi) lần này như: Kỳ quy hoạch sử dụng đất; Khung giá đất, việc bồi thường thiệt hại khi thu hồi đất, giá đất… Báo cáo cũng nêu rõ, Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã được chuẩn bị công phu, nghiêm túc, có nhiều điểm đổi mới; phù hợp với các quan điểm, định hướng đổi mới chính sách pháp luật về đất đai theo Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, đã cơ bản giải quyết được các tồn tại, vướng mắc hiện nay, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn và tình hình phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế.
Các đại biểu ấn nút biểu quyết thông qua Luật Đất đai (sửa đổi).           Ảnh: Đăng Khoa
Kinhtedothi - Các đại biểu ấn nút biểu quyết thông qua Luật Đất đai (sửa đổi). Ảnh: Đăng Khoa
Thuê tư vấn để xác định giá đất

Theo Luật Đất đai (sửa đổi), thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này. Nhà nước quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây: Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai; Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người. Nhà nước quyết định trưng dụng đất trong trường hợp thật cần thiết để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai.
Chiều 29/11, Kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khóa XIII đã họp phiên bế mạc, hoàn tất toàn bộ chương trình nghị sự đề ra. Phát biểu tại phiên bế mạc Kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nêu rõ: "Với tinh thần đoàn kết, trách nhiệm cao trước nhân dân và với những đóng góp tích cực, trí tuệ của các vị đại biểu Quốc hội, Kỳ họp thứ 6 của Quốc hội đã thành công tốt đẹp, để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng đồng bào và cử tri cả nước". Đặc biệt, tại Kỳ họp, Quốc hội đã thông qua Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2013). "Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam lần này đã thể hiện được ý Đảng, lòng dân; khẳng định vai trò lãnh đạo Nhà nước và xã hội của Đảng ta, đồng thời thể hiện niềm tin, ý chí, nguyện vọng của tuyệt đại đa số nhân dân với Đảng, yêu cầu mọi tổ chức Đảng và từng đảng viên luôn gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình và luôn hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật" - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh.

Cùng với đó, Quốc hội cũng đã xem xét, thông qua 8 luật và cho ý kiến về 10 dự án luật khác. Theo Chủ tịch Quốc hội, việc ban hành các đạo luật, nhất là Luật Đất đai (sửa đổi) tại Kỳ họp này có ý nghĩa quan trọng trong việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, giải quyết các vướng mắc, bất cập trong thực tiễn cuộc sống, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.
Luật mới bổ sung quy định về sự tham gia của cơ quan tư vấn giá đất trong Hội đồng thẩm định giá đất để đảm bảo sự khách quan. Theo đó, UBND cấp tỉnh quyết định giá đất cụ thể, cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh có trách nhiệm giúp UBND cùng cấp tổ chức việc xác định giá đất cụ thể. Trong quá trình thực hiện, cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh được thuê tổ chức có chức năng tư vấn định giá đất để tư vấn xác định giá đất cụ thể.

Quy định về theo dõi biến động giá đất và quy định tỷ lệ biến động giá đất thị trường để điều chỉnh khung giá đất, bảng giá đất cũng được bổ sung. Theo đó, Chính phủ ban hành khung giá đất định kỳ 5 năm một lần đối với từng loại đất, theo từng vùng. Trong thời gian thực hiện khung giá đất mà giá đất phổ biến trên thị trường tăng từ 20% trở lên so với giá tối đa hoặc giảm từ 20% trở lên so với giá tối thiểu trong khung giá đất thì Chính phủ điều chỉnh khung giá đất cho phù hợp.

Việc định giá đất phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây: Theo mục đích sử dụng đất hợp pháp tại thời điểm định giá; Theo thời hạn sử dụng đất; Phù hợp với giá đất phổ biến trên thị trường của loại đất có cùng mục đích sử dụng đã chuyển nhượng hoặc giá trúng đấu giá quyền sử dụng đất đối với những nơi có đấu giá quyền sử dụng đất hoặc thu nhập từ việc sử dụng đất; Cùng một thời điểm các thửa đất liền kề nhau có cùng mục đích sử dụng, khả năng sinh lợi, thu nhập từ việc sử dụng đất tương tự như nhau thì có mức giá như nhau.

Lấy ý kiến nhân dân về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Về kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, Luật quy định, kỳ quy hoạch sử dụng đất là 10 năm. Kỳ kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, cấp tỉnh, kỳ kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh là 5 năm. Kế hoạch sử dụng đất cấp huyện được lập hàng năm. Về việc lấy ý kiến về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, Luật quy định, cơ quan tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo Luật có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến đóng góp của nhân dân về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Hình thức, nội dung và thời gian lấy ý kiến nhân dân về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được thực hiện theo quy định sau: Việc lấy ý kiến đóng góp của nhân dân về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, cấp tỉnh được thực hiện thông qua hình thức công khai thông tin về nội dung của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên trang thông tin điện tử của Bộ TN&MT, UBND cấp tỉnh; việc lấy ý kiến đóng góp của nhân dân về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện được thực hiện thông qua hình thức tổ chức hội nghị, lấy ý kiến trực tiếp và công khai thông tin về nội dung của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên trang thông tin điện tử của UBND cấp tỉnh và UBND cấp huyện; Nội dung lấy ý kiến nhân dân về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất gồm các chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, các dự án công trình thực hiện trong kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Thời gian lấy ý kiến về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là 30 ngày kể từ ngày cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định tổ chức lấy ý kiến.