Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Cô gái bị ám ảnh cơ thể xấu xí

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Hannah bắt đầu gặp những cơn ác mộng khi 9 tuổi. Năm 12 tuổi, Hannah thường bỏ bữa và phải đi khám bác sĩ tâm lý trẻ em.

KTĐT - Hannah bắt đầu gặp những cơn ác mộng khi 9 tuổi. Năm 12 tuổi, Hannah thường bỏ bữa và phải đi khám bác sĩ tâm lý trẻ em. Lúc đó, Hannah xin tự học ở nhà tại Walsall, West Midlands, nước Anh.

Luôn đứng trước gương và tự nhận mình gái xấu xí, Hannah Camille bị ám ảnh về bản thân mình.

Là một cô gái xinh đẹp, trẻ trung, Hannah Camille, 26 tuổi, người Anh, luôn thấy béo phì và xấu xí. Mỗi lần soi gương, Hannah đều nhìn nhấn một thân hình béo phì và không chấp nhận được. Chính vì thế mà Hannah cảm thấy ghê tởm bản thân. Trước những ánh mắt liếc nhìn của người đàn ông, Hannah thường nghĩ họ đang nhìn mình với sự ghê tởm.

Theo các bác sĩ, Hannah bị mắc căn bệnh “Mặc cảm ngoại hình”. Hannah đã từng tự tử 8 lần để thoát khỏi cảm giác ghét bỏ thân hình.

Hannah bắt đầu gặp những cơn ác mộng khi 9 tuổi. Năm 12 tuổi, Hannah thường bỏ bữa và phải đi khám bác sĩ tâm lý trẻ em. Lúc đó, Hannah xin tự học ở nhà tại Walsall, West Midlands, nước Anh.

Khi 16 tuổi, Hannah sợ hãi khi đến trường và phải dùng thuốc chống suy nhược thần kinh. Hai lần tự tử của Hannah bị mẹ phát hiện, những lần khác là nhờ bạn trai cũ.

Lần cuối cùng Hannah có ý định tự tử năm 2006. Do Hannah bị chứng suy nhược nghiêm trọng nên các bác sĩ đề nghị đưa cô đi chữa trị. Mẹ của Hannah đã xin chăm sóc và theo dõi 24/24 giờ tại nhà.

Hannah tâm sự: “Mỗi khi soi gương, tôi luôn thấy một người rất béo, bụng phình to và đôi chân khổng lồ. Lần đầu tiên thấy hình dạng ấy, tôi đã lo lắng mọi người sẽ cho rằng mình rất xấu xí. Tôi cảm thấy mọi người ghét bỏ mình và khinh bỉ mình, chẳng bao giờ nghĩ tới những lời khen ngợi của ai. Thời điểm tồi tệ nhất là trước khi tôi vào cao đẳng. Đó là lần đầu tiên tôi tự tử. Tôi không còn quan tâm đến cuộc sống. Tôi không sợ chết”.

Sau những nỗ lực, Hannah đã tìm thấy chìa khóa chữa căn bệnh mặc cảm bản thân, đó là kĩ năng chụp ảnh. Bằng cách tự chụp ảnh chính mình, Hannah kiềm chế, điều chỉnh cảm giác một cách khách quan hơn. Khi cô xem những bức ảnh tự chụp, Hannah đã vượt qua nỗi ám ảnh.

Tại buổi triển lãm đầu tiên tại Walsall, Hannah chia sẻ: “Tôi xem các bức ảnh chân dung của mình nhưng chúng là những tấm ảnh nghệ thuật hơn là tôi. Dần dần, tôi đã cố gắng chấp nhận cơ thể. Sau đó, tôi gặp nhiều người cùng mắc căn bệnh như tôi và khuyên họ chụp ảnh bản thân. Tôi nghĩ rằng họ cũng sẽ vượt qua những nỗi ám ảnh”.

“Giờ đây, tôi xem lại các bức ảnh và nghĩ rằng mình thật xinh đẹp”, Hannah cho biết thêm.