Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Cơ hội gia tăng xuất khẩu

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Mặc dù chỉ với 11 thị trường là thành viên TPP nhưng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào các thị trường này đã chiếm tới 38,9% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang tất cả các thị trường.

Trong tổng số 23 thị trường xuất khẩu của Việt Nam năm 2014 đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên, riêng thị trường tham gia đàm phán TPP đã có 7 thị trường (lớn nhất là Mỹ 28,66 tỷ USD, tiếp đến là Nhật Bản 14,7 tỷ USD, Australia 3,99 tỷ USD, Malaysia 3,93 tỷ USD, Canada 2,08 tỷ USD, Mexico 1,04 tỷ USD. Trong 27 thị trường xuất khẩu trên 1 tỷ USD trở lên của Việt Nam 8 tháng năm 2015 có tới 7 thị trường nằm trong TPP. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào TPP mới chiếm khoảng 1% tổng kim ngạch nhập khẩu của các nước thành viên TPP. Điều đó chứng tỏ TPP là thị trường còn nhiều tiềm năng để Việt Nam xuất khẩu vào các thị trường này.

 
Ảnh mang tính chất minh họa. Nguồn: Internet.
Ảnh mang tính chất minh họa. Nguồn: Internet.
Từ kim ngạch xuất khẩu trong năm 2014 và tốc độ tăng/giảm của 8 tháng đầu năm 2015 so với cùng kỳ năm trước, có thể dự báo cả năm 2015 xuất khẩu của Việt Nam vào TPP có thể đạt 63,9 tỷ USD, và cũng là năm đầu tiên có thị trường vượt quá mốc 30 tỷ USD, lớn hơn tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước năm 2005. Trong quan hệ buôn bán giữa Việt Nam và TPP, Việt Nam ở vị thế xuất siêu và xuất siêu tăng lên do xuất khẩu cao hơn nhập khẩu. Mức xuất siêu của Việt Nam năm 2014 là 24,42 tỷ USD, 8 tháng 2015 là 16,65 tỷ USD, ước cả năm là 29,52 tỷ USD, tăng hơn 5 tỷ USD so với năm 2014. Trong 11 thị trường, Việt Nam xuất siêu 6 thị trường. Lớn nhất là Mỹ năm 2014 là 22,38 tỷ USD, dự báo 2015 là 26 tỷ USD, Canada tương ứng 1,6 tỷ USD và 2,08 tỷ USSD, Australia là 1,93 tỷ USD và 1,01 tỷ USD… Có 5 thị trường Việt Nam có thể nhập siêu là Singapore 2,63 tỷ USD, Malaysia 1,85 tỷ USD… Đáng lưu ý, Nhật Bản năm trước Việt Nam xuất siêu 1,79 tỷ USD thì năm nay có thể nhập siêu tới 1,4 tỷ USD.

Mới chỉ kết thúc đàm phán, chưa ký chính thức nhưng xuất siêu của Việt Nam tăng. Tuy nhiên, thách thức lớn nhất dễ thấy nhất là sức ép cạnh tranh do thuế xuất nhập khẩu từ TPP cũng được hạ về 0%. Những ngành hàng chịu nhiều sức ép cạnh tranh là ô tô, thịt lợn, thịt bò, đường, thực phẩm chế biến, mặt hàng còn được bảo hộ cao như muối, thuốc lá, trứng gia cầm, thép, giấy, ngành dịch vụ…

TPP là FTA thế hệ mới, vừa sâu, vừa rộng, vừa có tầm cao mới. Và đối với Việt Nam, quan trọng là chuyển dịch cơ cấu thị trường, giảm sự lệ thuộc vào một thị trường…