Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Cơ hội khôi phục vị thế

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Trải qua một năm đầy sóng gió với tốc độ tăng trưởng chưa hồi phục vững chắc, tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao kỷ lục, các chuyên gia dự báo năm 2014 sẽ là năm của châu Âu.

Với xuất phát điểm là nhận thức chung chính sách thắt lưng buộc bụng không còn được xem là lối thoát duy nhất, “lục địa già” đã thực hiện nhiều cải cách quan trọng như thành lập liên minh ngân hàng, chống trốn thuế, tập trung tạo việc làm cho lao động trẻ…

Đức - nền kinh tế đầu tàu vẫn giữ được "phong độ" trong khi Pháp, Anh dần lấy lại được sức mạnh vốn có. Các nền kinh tế từng lâm vào khủng hoảng sâu như Tây Ban Nha, Italia, Hy Lạp… cũng đã qua giai đoạn nguy kịch nhất. Vì thế không ngạc nhiên khi Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) hay Ngân hàng T.Ư châu Âu (ECB) dự báo, sự phục hồi đồng loạt của các nền kinh tế châu Âu có thể đến từ cuối năm 2014 hoặc đầu năm 2015. Tỷ lệ tăng trưởng trung bình của khu vực được dự báo là 1%. Ba Lan, Đức và Anh có tỷ lệ tăng trưởng cao nhất lần lượt là 2%, 1,5% và 1,8%, tiếp sau là Pháp (0,8%), Tây Ban Nha (0,2%).

Chỉ có điều những số liệu khả quan trên chỉ là dự báo, để thành hiện thực thì các nước trong châu Âu vẫn còn nhiều khó khăn phải vượt qua. Đặc biệt, sự khác biệt quá lớn về nền tảng, quy mô và trình độ phát triển của nền kinh tế, điển hình là khoảng cách lớn giữa các nước Trung Âu giàu có với các quốc gia Nam Âu nghèo khổ. Theo đó, cùng với thực thi chính sách tăng trưởng kinh tế, châu Âu cần cố gắng để có được những đồng thuận về chính trị và tài chính; hạ tỷ lệ thất nghiệp đang ở mức báo động cao tại hàng loạt quốc gia như Tây Ban Nha, Hy Lạp, Italia…

Với dấu ấn là cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu quan trọng vào tháng 5, lục địa già hy vọng, năm 2014 sẽ mở ra cơ hội để khôi phục sức mạnh và vị thế của mình. Châu Âu sẽ chứng tỏ với cộng đồng quốc tế về khả năng biến những nền kinh tế kiệt quệ thành các quốc gia phồn thịnh, góp phần cải thiện hình ảnh về một khối thịnh vượng chung vốn đã bị lu mờ bởi cuộc khủng hoảng nợ công nghiêm trọng nhất trong nhiều năm qua.