KTĐT - Hội nghị đã đánh giá tổng quan về cung và cầu cao su hiện nay trên thế giới; tình hình phát triển công nghiệp cao su tự nhiên ở các quốc gia thành viên ANRPC.
Hội nghị cao su năm 2009 của Hiệp hội các nước sản xuất cao su thiên nhiên (ANRPC) với chủ đề “Vượt qua khủng hoảng, châu Á đang nổi lên và các cơ hội cho cao su thiên nhiên” đã diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 4/11.
Đây là hội nghị hàng năm của ANRPC và lần này Việt Nam đăng cai tổ chức.
Hội nghị đã đánh giá tổng quan về cung và cầu cao su hiện nay trên thế giới; tình hình phát triển công nghiệp cao su tự nhiên ở các quốc gia thành viên ANRPC.
Tại Hội nghị, các đại biểu thảo luận nhiều giải pháp để cùng vượt qua khó khăn trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế thế giới, tạo cơ hội mới cho ngành công nghiệp cao su thiên nhiên phát triển.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Hồ Xuân Hùng cho biết, tháng 6/2009, Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt kế hoạch phát triển cây cao su đến năm 2015 và tầm nhìn năm 2020, với diện tích 800.000ha; mở rộng trồng cao su ra các vùng mới, như Tây Bắc, duyên hải miền Trung...; tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia phát triển cây cao su.
Trong năm 2009, do ảnh hưởng cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, giá giảm nhiều, nhưng mặt hàng cao su Việt Nam cũng đóng góp xấp xỉ 1 tỷ USD vào tổng kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, hiện nay nhu cầu tiêu thụ cao su còn ở mức thấp, xuất khẩu cao su có thể còn gặp một số khó khăn trong một vài năm tới.
Chính phủ Việt Nam đang quan tâm đến những giải pháp ổn định giá cao su thiên nhiên. Mặc dù chưa là thành viên của Hội đồng cao su quốc tế ba bên, Việt Nam vẫn tích cực chuẩn bị đủ điều kiện, để khi cần sẽ thông qua các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là Tập đoàn Công nghiệp Cao su, mua vào dự trữ khi giá cao su xuống thấp dưới mức giá thành, với mức dự trữ từ 100.000-200.000 tấn.
Đây là bước đồng hành của Việt Nam cùng Hội đồng cao su quốc tế ba bên và các nước, để có thể giữ vững và ổn định giá cao su thiên nhiên trong vài năm tới.
Việt Nam đang định hướng phát triển một số sản phẩm cao su chọn lọc trong thập niên tới, như mủ kem và các sản phẩm công nghiệp ra đời từ mủ kem...; sẵn sàng hợp tác với các quốc gia, nhất là các nước thành viên ANRPC trong việc sản xuất ra các sản phẩm này.
Việt Nam cũng đang quan tâm xây dựng nhà máy sản xuất sản phẩm công nghiệp khác, đặc biệt là các nhà máy sử dụng nguyên liệu từ cao su thiên nhiên, trên cơ sở liên doanh, hợp tác với các nước. Chính phủ Việt Nam có một số chính sách ưu đãi về thuế, thuê đất đai, địa điểm và sử dụng lao động, nhằm thu hút đầu tư nước ngoài vào sản xuất, chế biến các sản phẩm từ cao su thiên nhiên...
Thứ trưởng Hồ Xuân Hùng nhấn mạnh các quốc gia thành viên ANRPC cần sự đoàn kết, cộng tác với nhau trong khoa học kỹ thuật, nghiên cứu và phát triển; chia sẻ thông tin về thị trường, quản lý nguồn cung và kho dự trữ cao su thiên nhiên một cách hiệu quả để có thể cùng nhau vượt qua khủng hoảng, vươn lên với các cơ hội phát triển mới cho ngành công nghiệp cao su thiên nhiên./.
Hội nghị cao su năm 2009 của Hiệp hội các nước sản xuất cao su thiên nhiên (ANRPC) với chủ đề “Vượt qua khủng hoảng, châu Á đang nổi lên và các cơ hội cho cao su thiên nhiên” đã diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 4/11.
Đây là hội nghị hàng năm của ANRPC và lần này Việt Nam đăng cai tổ chức.
Hội nghị đã đánh giá tổng quan về cung và cầu cao su hiện nay trên thế giới; tình hình phát triển công nghiệp cao su tự nhiên ở các quốc gia thành viên ANRPC.
Tại Hội nghị, các đại biểu thảo luận nhiều giải pháp để cùng vượt qua khó khăn trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế thế giới, tạo cơ hội mới cho ngành công nghiệp cao su thiên nhiên phát triển.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Hồ Xuân Hùng cho biết, tháng 6/2009, Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt kế hoạch phát triển cây cao su đến năm 2015 và tầm nhìn năm 2020, với diện tích 800.000ha; mở rộng trồng cao su ra các vùng mới, như Tây Bắc, duyên hải miền Trung...; tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia phát triển cây cao su.
Trong năm 2009, do ảnh hưởng cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, giá giảm nhiều, nhưng mặt hàng cao su Việt Nam cũng đóng góp xấp xỉ 1 tỷ USD vào tổng kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, hiện nay nhu cầu tiêu thụ cao su còn ở mức thấp, xuất khẩu cao su có thể còn gặp một số khó khăn trong một vài năm tới.
Chính phủ Việt Nam đang quan tâm đến những giải pháp ổn định giá cao su thiên nhiên. Mặc dù chưa là thành viên của Hội đồng cao su quốc tế ba bên, Việt Nam vẫn tích cực chuẩn bị đủ điều kiện, để khi cần sẽ thông qua các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là Tập đoàn Công nghiệp Cao su, mua vào dự trữ khi giá cao su xuống thấp dưới mức giá thành, với mức dự trữ từ 100.000-200.000 tấn.
Đây là bước đồng hành của Việt Nam cùng Hội đồng cao su quốc tế ba bên và các nước, để có thể giữ vững và ổn định giá cao su thiên nhiên trong vài năm tới.
Việt Nam đang định hướng phát triển một số sản phẩm cao su chọn lọc trong thập niên tới, như mủ kem và các sản phẩm công nghiệp ra đời từ mủ kem...; sẵn sàng hợp tác với các quốc gia, nhất là các nước thành viên ANRPC trong việc sản xuất ra các sản phẩm này.
Việt Nam cũng đang quan tâm xây dựng nhà máy sản xuất sản phẩm công nghiệp khác, đặc biệt là các nhà máy sử dụng nguyên liệu từ cao su thiên nhiên, trên cơ sở liên doanh, hợp tác với các nước. Chính phủ Việt Nam có một số chính sách ưu đãi về thuế, thuê đất đai, địa điểm và sử dụng lao động, nhằm thu hút đầu tư nước ngoài vào sản xuất, chế biến các sản phẩm từ cao su thiên nhiên...
Thứ trưởng Hồ Xuân Hùng nhấn mạnh các quốc gia thành viên ANRPC cần sự đoàn kết, cộng tác với nhau trong khoa học kỹ thuật, nghiên cứu và phát triển; chia sẻ thông tin về thị trường, quản lý nguồn cung và kho dự trữ cao su thiên nhiên một cách hiệu quả để có thể cùng nhau vượt qua khủng hoảng, vươn lên với các cơ hội phát triển mới cho ngành công nghiệp cao su thiên nhiên./.