"Colombia là quốc gia đầu tiên ở châu Mỹ tuyên bố chấm dứt bệnh dịch",Thứ trưởng y tế Fernando Ruíz. Thứ trưởng Y tế Colombia cho biết, số lượng ca nhiễm nhiễm đã giảm mạnh, từ mức đỉnh 6000 ca/tuần xuống đến 600 ca mới/tuần. Theo Thứ trưởng Bộ Y tế, những con số này báo hiệu, dịch đã chuyển sang giai đoạn lây lan chậm hơn. “Virus tiếp tục lưu hành nhưng giai đoạn dịch đã kết thúc", ông Ruíz nói. Kể từ tháng 9/2015, khi trường hợp đầu tiên nhiễm virus Zika tại Colombia được phát hiện, gần 100.000 người đã bị nhiễm loại virus có thể gây ra hội chứng đầu nhỏ với trẻ sơ sinh và suy nhược ở người lớn. Colombia cũng phát hiện một sự gia tăng trong các ca mắc hội chứng Guillain-Barré, một hội chứng thần kinh hiếm gặp gây ra tê liệt tạm thời ở người lớn, mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết có thể được liên kết với Zika. Colombia đã ghi nhận 350 trường hợp hội chứng Guillain-Barré liên quan đến virus Zika.
Colombia là quốc gia Nam Mỹ đầu tiên tuyên bố kết thúc dịch Zika. |
Với sự kết thúc của giai đoạn đại dịch, Colombia đã dỡ bỏ các khuyến nghị áp dụng trong tình trạng đại dịch, trong đó có việc trì hoãn mang thai của phụ nữ.
Tuy nhiên, dịch Zika vẫn tiếp tục quét qua khu vực khác của châu Mỹ La tinh, đặc biệt là ở Brazil, nơi sắp diễn ra Thế vận hội Olympic 2016. Sự gia tăng dị tật bẩm sinh được chú ý nhiều nhất tại Brazil, đất nước có số ca mắc Zika cao nhất, với gần 166.000 trường hợp trong năm nay. Giới chức y tế trong nước đã xác nhận hơn 1.700 trường hợp trẻ sơ sinh mắc dị tật đầu nhỏ liên quan đến nhiễm trùng Zika ở các bà mẹ. Một số vận động viên đã quyết định không tham gia Thế vận hội ở Rio de Janeiro diễn ra vào tháng 8 vì sợ mắc Zika. WHO ước tính, Zika có thể ảnh hưởng đến khoảng 4 triệu người khi có thể lây lan từ Mỹ Latinh và vùng Caribê đến các khu vực ở châu Á và châu Phi.