KTĐT - Khi chuyển chủ đề "nhà nghỉ", cô bé thành thục lên lớp đám bạn: "Đ...biết cái nhà nghỉ X sao đắt thế…350.000 ngàn một phòng, bọn lễ tân nhà nghỉ Y mất dạy, nó thấy tao cùng Chíp (tên lóng của cậu bé đang được thám tử giám sát) vào nó còn dê, Chíp hèn ơi là hèn, chả phản ứng gì. Tháng này mất đứt vài triệu vui vẻ."
Chị Hiền không ngờ, cô con gái dễ thương của chị ngày nào đã đổi tính nết hoàn toàn khi sa chân vào “cạm bẫy ái tình”. Lúc đầu, chị thuê thám tử vì tưởng con chơi bời cái gì mà tiêu tiền quá nhiều, đến khi theo dõi, mới tá hoả vì con dùng tiền “bao bạn trai” để níu giữ tình yêu.
Dùng tình dục để níu kéo bạn trai
Nhìn con gái 16 tuổi thẫn thờ, hồn vía để đâu đâu, chị Hiền linh cảm chuyện chẳng lành. Đọc trộm tin nhắn của con, chị đau nhói khi biết con mình yêu và đã có quan hệ tình dục với bạn trai.
Điều đáng nói là con chị là người chủ động rủ chứ không phải cậu kia…Giấu chồng, chị đi thuê thám tử, xem rõ thực hư thế nào, chị nói: "Nếu bố nó biết thì bố nó giết".
Thám tử Sơn thuộc Văn phòng thám tử Thiện Minh cho biết những trường hợp như thế này hay gặp, vì khi yêu, bị bỏ rơi, học sinh nữ hay mang “chuyện ấy” ra để níu kéo.
Cô bé tên Yến, hơi đậm người và nhan sắc dưới mức trung bình, là học sinh khá về môn văn. Qua làm quen trên mạng, Yến cảm thấy tâm đầu ý hợp với một bạn trai mang cái nick khá lãng tử "kiemkhachcodon...". Yến thực sự rất yêu cậu này, cậu ta cũng vậy.
Tuy nhiên, khiếu văn chương và tấm lòng chân tình đó bị thử thách thực sự khi mối quan hệ đi quá giới hạn. Hai bạn trẻ đã hẹn hò nhiều lần ở "nhà nghỉ" và cuối cùng thì cậu kia cứ nhạt dần….Yến rơi vào tuyệt vọng, và đó là dấu hiệu để người mẹ phát hiện vấn đề của con gái mình.
Thám tử Sơn "bám đuôi" cô bé và được biết hóa ra cậu kia có ý ngãng ra, nhưng mỗi lần như thế cô bé lại rủ đi …nhà nghỉ và họ lại gặp nhau. Điều đó lặp đi lặp lại nhiều lần. Chị Hiền không dám can thiệp vì tinh thần con gái khá căng thẳng, nếu nó tan vỡ thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra…Chị sợ nó sẽ hận thù mẹ ghê gớm.. Chị biết tính nó.
Sơn tìm hiểu cậu bé kia thì thấy cũng là con nhà lành, đẹp trai, sáng sủa, tính nết trẻ con, khác với kết luận ban đầu của chị Hiền là đứa hư hỏng.
Xác định vấn đề chính là Yến yêu cậu kia quá mức và lấy “chuyện ấy” làm phương tiện để được gần gũi bạn trai nên thám tử đã nghĩ ra "kế ly gián". Theo dõi thấy quy luật hai anh chị chỉ quanh quẩn ở nhà nghỉ nằm gần trường học của cậu kia., thám tử đã bày ra cách là cứ mỗi lần họ vào nhà nghỉ, thám tử vào sau, đợi chúng đi khuất, đưa phong bì cho lễ tân nhờ gọi điện lên phòng đe doạ: chẳng may có công an đến kiểm tra, thấy là trẻ vị thành niên có thể bị bắt và đi tù.
Ba lần như vậy khiến cô cậu phát hoảng. Chuyện đổi “quan hệ” lấy tình cũng chấm dứt. Trẻ con thì vẫn là trẻ con, cậu kia trốn biệt và 6 tháng sau, cô bé cũng vui vẻ trở lại. Chị Hiền nói, giờ con gái đã đi Anh học rồi.
Vào nhà nghỉ để thể hiện chất chơi
Theo chân thám tử Sơn giám sát một cậu choai choai ham game, khi cậu này di chuyển tới cổng một trường bán công để gặp nhóm bạn bè, mới choáng vì “chất lượng” và “tần suất” văng tục chửi bậy. Tụi HS mới học lớp 11 mà đã xưng hô với nhau "vợ vợ, chồng chồng" ngọt xớt.
Bạn của cậu bé mà thám tử Sơn đang theo dõi là một nữ sinh gầy gò, tên Oanh, bạn bè thường gọi là "Vàng Anh", mở miệng là văng tục, hút thuốc hiệu June phì phèo.
Khi chuyển chủ đề "nhà nghỉ", cô bé thành thục lên lớp đám bạn: "Đ...biết cái nhà nghỉ X sao đắt thế…350.000 ngàn một phòng, bọn lễ tân nhà nghỉ Y mất dạy, nó thấy tao cùng Chíp( tên lóng của cậu bé đang được thám tử giám sát) vào nó còn dê, Chíp hèn ơi là hèn, chả phản ứng gì. Tháng này mất đứt vài triệu vui vẻ."
Hóa ra, cô nữ sinh này toàn dùng tiền "bao trai". Để nổi bật trong đám bạn, cô lấy tiền nhà đi chi trả cho bạn trai, từ mua quần áo hàng hiệu đến bao nhà nghỉ, dĩ nhiên cậu nhóc mà thám tử đang giám sát được cô bé chi trả rất nhiều tiền chơi game. Cậu nhóc vốn là cậu ấm, nhà khá giả. Cô bé muốn thể hiện đẳng cấp bằng cách chịu chơi như vậy…
Theo Sơn, dù sành điệu, nhưng kiến thức tránh thai của Vàng Anh rất "i tờ". Ngồi kế phòng bên theo dõi ở nhà nghỉ, Sơn nghe rõ hai đứa nói với nhau: “chồng xuất vào đùi em..không sao đâu” hay “vợ yêu lấy nước phụt mạnh vào..."
Sơn kể, "Cậu nhóc này máu game thôi, cậu ta không hứng với cô bé này, yêu đứa khác, nhưng đứa này chịu cho nó tiền, có hôm chúng nó vào nhà nghỉ, tưởng làm gì hoá ra…vào đấy chửi nhau".
Sau một hồi theo dõi, nắm được quy luật và tâm lý của cả hai "nhóc", thám tử Sơn đã vào vai một công tử nhà giàu, sành điệu, vờ thích Vàng Anh khiến cô nàng mê tít và chuyển hướng sang thần tượng mới.
Còn một nữ thám tử khác đóng vai một người chị nhiệt tình, tốt bụng, chịu chi tiền game cho Chíp bước đầu, sau đó đánh vào tâm lý thích nhạc rock của cậu ta và hướng cậu sang làm bạn với một ban nhạc nghiệp dư. Các cuộc game cứ thưa dần, thưa dần với sự giúp đỡ của người chị hiểu tâm lý và rành sở thích. Còn Vàng Anh khi bị chàng trai lạ mặt "bỏ rơi", tìm cách quay lại với Chíp thì đã muộn.
Trần Hùng, Giám đốc Văn phòng thám tử Thiện Minh cho biết, kế ly gián chỉ là tạm thời bước đầu, chữa được cái ngọn thôi, cái gốc vẫn là tư vấn cho phụ huynh ứng xử với con cái thế nào để con cái chuyển hướng.
Chẳng hạn với trường hợp của Chíp, lúc đầu cậu ta mê nhạc rock, rồi để tóc tai bù xù, nhiều lúc hứng lên còn nhuộm tóc, ăn mặc kỳ quái, tay đeo vòng đủ màu sắc làm bố cậu ta điên tiết và hai cha con đã xung đột nhiều lần về vẻ bên ngoài. Để giải tỏa chuyện căng thẳng gia đình, Chíp lao vào chơi game, lúc nghiện game thì thiếu tiền, dĩ nhiên sẽ sa ngã trong vòng tay của "cô nàng chịu chơi" Vàng Anh.
Bố của Chíp sau khi được báo cáo chi tiết về "bảng thành tích" của con, cộng với lời khuyên thám tử, đã hiểu rằng cần phải chấp nhận những gì con có, đó chỉ là sự "nổi loạn" nhất thời. Thà con mê rock, ăn mặc kỳ quái một chút còn hơn là sa đà vào game và "nhà nghỉ".
Ông Hùng nói: Thực ra, khi con có vấn đề thì phụ huynh mới nhờ thám tử, nhưng nếu nói học sinh hay vào nhà nghỉ là không có cơ sở. Học sinh cũng nhiều dạng và nhiều hoàn cảnh, nói chung các em có nhan sắc dễ bị đám con trai bủa vây, hoặc bởi tình yêu học trò hay sự trót dại…Nhưng hơn hết các em cần được sự quan tâm và cảm thông trước khi phê phán.