Theo đó, tín dụng nền kinh tế ước tháng 2 qua tăng 1,32% so với cuối năm 2015. Hiện nay, lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng (TCTD) phổ biến ở mức khoảng 6-9%/năm đối với kỳ hạn ngắn; 9-11%/năm đối với trung, dài hạn; giảm khoảng 0,2-0,5%/năm so với đầu năm 2015. So với cuối năm 2011, mức lãi suất cho vay trung dài hạn giảm bằng 50%. Với mức lãi suất cho vay của các TCTD đang thực hiện tiếp tục hỗ trợ tích cực cho sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Lãi suất huy động kỳ hạn dưới 6 tháng của nhiều ngân hàng đã chạm trần quy định là 5,5%/năm. Lãi huy động từ 6 tháng đến 1 năm ở mức 6,8%/năm, kỳ hạn 12 tháng cao nhất 7,3%, kỳ hạn 18 tháng là 7,6%/năm và có ngân hàng đẩy lên 8%/năm. Những ngân hàng tăng lãi suất chủ yếu là các ngân hàng quy mô nhỏ.
Cùng với đó, trong bối cảnh thị trường tài chính quốc tế có nhiều biến động không tích cực, nhu cầu đầu tư của cả doanh nghiệp và nhà nước đều tăng cao gây áp lực lên công tác huy động vốn của cả hệ thống tín dụng cũng như cơ quan của Bộ Tài chính.
Thêm yếu tố sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế đang lên nhanh, do đó các cơ quan dự báo lạm phát năm nay sẽ ở mức 4-5%, mức tăng trưởng kinh tế dự kiến cả năm 6-7%. Trong khi đó, lạm phát của năm ngoái là 0,6%. Điều này sẽ tác động mạnh đến nhu cầu huy động vốn để đầu tư phát triển.
Để hoạt động tín dụng góp phần tích cực vào phát triển của nền kinh tế, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục kiên định điều hành đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, trong đó thực hiện nghiệp vụ thị trường mở và các công cụ khác để điều tiết thanh khoản hợp lý hỗ trợ các tổ chức tín dụng có điều kiện cung ứng vốn thông suốt cho nền kinh tế, và kiểm soát được mặt bằng lãi suất huy động, cho vay.
Ảnh minh họa.
|